/tmp/wtnxt.jpg Soạn bài Nhớ rừng ngắn nhất - Giáo dục trung học Đồng Nai

Soạn bài Nhớ rừng ngắn nhất


Soạn bài Nhớ rừng

Câu 1 (trang 7 sgk Văn 8 Tập 2): Bài thơ được tác giả ngắt thành 5 đoạn. Nội dung của từng đoạn:

– Đoạn 1: Sự căm hờn của con hổ khi bị giam cầm.

– Đoạn 2: Cảnh hùng vĩ của rừng núi, nơi con hổ từng sống.

– Đoạn 3: Hình ảnh con hổ khi còn sống ở núi rừng.

– Đoạn 4. Nỗi uất hận của con hổ khi phải sống ở vườn bách thú tầm thường giả dối.

– Đoạn 5: Hoài niệm và giấc mộng được trở lại rừng của con hổ.

Câu 2 (trang 7 sgk Văn 8 Tập 2):

a) – Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và đoạn 4):

       + Cảnh tù túng, bị giam hãm trong cũi sắt, cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự,..

       + Những cảnh nhân tạo: hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, dải nước giả suối, mô gò thấp kém, lá hiền lành không bí hiểm,..

⇒ Đây là những cảnh giả dối, tù túng gây chán nản, dù cũng học đòi bắt chước cảnh rừng núi nhưng dưới con mắt của hổ thì mọi thứ quá tầm thường. Thái độ ngao ngán trước cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của những người yêu nước với xã hội đương thời.

– Cảnh núi rừng hùng vĩ nơi con hổ ngự trị những ngày xưa (đoạn 2 và đoạn 3):

Xem thêm:  Giá trị hiện thực và nhân đạo của Vợ nhặt

       + Cảnh đại ngàn hùng vĩ, phi thường: tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, khúc trường ca dữ dội, lá gai cỏ sắc, mưa chuyển bốn phương ngàn, tiếng chim ca tưng bừng, mảnh mặt trời gay gắt,…

       + Hình ảnh con hổ, vị chúa sơn lâm oai phong, lẫm liệt: dõng dạc đường hoàng, mắt thần khi đã quắc, say mồi đứng uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn đổi mới,..

⇒ Hai đoạn thơ này đã diễn tả được vẻ dũng mãnh, oai phong của vị chúa sơn lâm trong cảnh rừng núi đại ngàn dữ dội, bí ẩn. Nơi này khác hẳn với cảnh vườn bách thảo nơi con hổ đang bị giam cầm.

b) Cách sử dụng từ ngữ trong đoạn 2 và đoạn 3 có sự độc đáo:

– Ở đoạn 2:

       + Có một loạt các từ ngữ chỉ sự lớn lao, cao cả, hoành tráng của núi rừng: bóng cả, cây già, gào, hét, thét,..

       + Hình ảnh con hổ lượn tấm thân được so sánh: như sóng cuộn nhịp nhàng; sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng ánh mắt: mắt thần khi đã quắc, khiến cho mọi vật đều im hơi.

– Ở đoạn 3:

       + Những điệp ngữ như một sự nuối tiếc: nào, đâu những, … Sau những điệp ngữ là câu hỏi, hỏi nhưng cũng chính là khẳng định: Thời oanh liệt nay còn đâu?

       + Những hình ảnh đêm trăng, mưa, nắng, hoàng hôn vừa đẹp lộng lẫy, vừa dữ dội đã góp phần tái hiện một thời oanh liệt của chúa sơn lâm khi còn tự do.

Xem thêm:  Tóm tắt: Ông lão đánh cá và con cá vàng ngắn nhất

c) Qua sự đối lập sâu sắc giữa hai cảnh tượng trên, tâm sự của con hổ cũng được biểu hiện rõ nét: chán nản, khinh ghét trước thực tại mất tự do, mong muốn được trở lại quá khứ oanh liệt trước đây.

– Tâm sự của con hổ cũng chính là tâm sự của người Việt Nam mất nước khi đó. Họ cảm thấy ngột ngạt nhục nhằn khi bị quản lí tù hãm, họ nhớ tiếc thời tự do, thời có các anh hùng dân tộc xưa kia.

Câu 3 (trang 7 sgk Văn 8 Tập 2):

– Tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú là rất thích hợp vò nó vừa thể hiện được thái độ chán ngán khinh thường trước thực tại giả dối, vừa thể hiện được khát vọng tự do.

– Việc mượn lời đó có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ:

       + Con hổ là vị chúa sơn lâm, mượn lời con hổ như có chút tự hào về chính mình.

       + Tâm trạng của con hổ có sự tương đồng với tâm trạng của người dân Việt Nam thời đó.

       + Mượn lời con hổ sẽ tránh được sự kiểm duyệt của thực dân khi đó.

Câu 4 (trang 7 sgk Văn 8 Tập 2):

– Nhà phê bình Hoài Thanh đã ca ngợi Thế Lữ “như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được” có nghĩa là ông đang nói đến nghệ thuật sử dụng từ ngữ điêu luyện đạt đến độ chính xác cao.

Xem thêm:  Câu hỏi ôn tập bài Mẹ tôi chọn lọc

– Chứng minh:

       + Âm thanh rừng núi chân thực, hùng vĩ, giàu sức gợi: tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, thét khúc trường ca dữ dội,..

       + Những điệp ngữ nào đâu những tạo nên giọng điệu nuối tiếc quá khứ.

       + Khi mô phỏng sự đơn điệu của cảnh vật thì ngắt nhịp và cấu tạo ngữ pháp trong câu giống nhau: Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng,..

       + Hình ảnh con hổ trong rừng núi và hình ảnh con hổ ở vườn bách thú hoàn toàn trái ngược nhau: một bên là dõng dạc đường hoàng, một bên là nằm dài trông ngày tháng dần quá,..

Nhận xét – Ý nghĩa

– Nhớ rừng của Thế Lữ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn.

– Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu