Tổng hợp Tác giả – Tác phẩm Ngữ văn lớp 7 hay nhất


Kiến thức trọng tâm tác giả tác phẩm Ngữ văn 7 đầy đủ

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức các tác phẩm Ngữ văn lớp 7, VietJack biên soạn bản tổng hợp kiến thức trọng tâm tác giả tác phẩm Ngữ văn 7 đầy đủ về nội dung tác phẩm, đôi nét về tác giả, bố cục, tóm tắt, dàn ý, sơ đồ tư duy, …

Tác giả – Tác phẩm Ngữ văn 7 Học kì 1

Tác giả – tác phẩm Ngữ văn 7 Học kì 2

Cổng trường mở ra – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

A. Nội dung tác phẩm Cổng trường mở ra

Văn bản ghi lại tâm trạng đầy cảm xúc của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào lớp Một. Trái ngược với cảm xúc của người con đầy háo hức, mong chờ thì người mẹ lại trằn trọc không ngủ được, vừa nghĩ đến tâm trạng của con lại vừa sống lại tuổi thơ đến trường của bản thân. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con. “Cổng trường mở ra” còn là một câu chuyện về chính ngày đầu tiên đi học của mẹ trong kí ức, cùng với đó là sự đề cao vai trò của trường học trong sự nghiệp giáo dục.

B. Đôi nét về tác phẩm Cổng trường mở ra

1. Tác giả

– Lý Lan sinh năm 1957 quê ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư.

– Là một phụ nữ đa tài, vừa là giáo viên, nhà văn và dịch giả nổi tiếng

– Các tác phẩm chính: Chàng nghệ sĩ (1978), Cỏ hát (1983)…

– Phong cách nghệ thuật: dịu dàng, đằm thắm và dạt dào cảm xúc trên từng trang viết.

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác

– Trích từ Báo Yêu trẻ, số 166, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01/09/2000

b, Bố cục

– Gồm 2 phần

Phần 1: Từ đầu… “ngày đầu năm học”: Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khi giảng

Phần 2: Còn lại: Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ em.

Xem thêm:  Bài thơ “Sông núi nước Nam” ra đời trong cuộc kháng chiến nào?

c, Phương thức biểu đạt

– Văn bản sử dụng phương thức biểu cảm ghi lại chân thực cảm xúc của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.

d, Ngôi kể

– Ngôi thứ nhất trong vai người Mẹ.

e, Ý nghĩa nhan đề 

– “Cổng trường mở ra” mang ý nghĩa của sự khởi đầu cho một chặng đường học sinh bắt đầu trong cuộc đời mỗi con người. Cổng trường rộng mở hay cũng chính là tương lai đang mở ra với nhân vật khi trên hành trình tiếp nhận tri thức.

f, Giá trị nội dung

– Văn bản là những suy tư đầy xúc cảm của người mẹ trước ngày con vào lớp Một- một bước ngoặt to lớn của con. Qua đó đã thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc của mẹ. Đồng thời văn bản cũng nhấn mạnh vai trò to lớn của nhà trường trong việc giáo dục con người.

g, Giá trị nghệ thuật

– Miêu tả diễn biến tâm trạng đặc sắc qua việc sử dụng từ ngữ nhẹ nhàng, kín đáo thể hiện tâm tư nội tâm thầm kín của mẹ.

C. Sơ đồ tư duy Cổng trường mở ra

Cổng trường mở ra - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

D. Đọc hiểu văn bản Cổng trường mở ra

1. Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường

Những tình cảm dịu dàng mẹ dành cho con thật ấm áp:

 + Trìu mến quan sát con làm những việc trước tối hôm đến trường (giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức chờ đợi ngày mai thức dậy cho kịp giờ…)

+ Vỗ về cho con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con trong ngày đầu tiên đến trường.

 Hồi tưởng lại những kỉ niệm không thể nào quên của bản thân trong ngày đầu tiên đến trường

Không thể tập trung làm bất cứ việc gì hôm đấy, mẹ trằn trọc… không ngủ được.

=>Tình yêu thương con dạt dào vô bờ bến từ tấm lòng của người mẹ, luôn suy nghĩ và lo lắng cho con. Sự quan tâm của  phụ huynh với con trong việc học tập.

2.Tâm trạng của con

–  Hồn nhiên, vô tư

– Háo hức chờ ngày khai trường với những sự mới mẻ và mong đợi, cậu cứ nghĩ đây là một chuyến đi chơi xa

– Giúp mẹ dọn đồ chơi

Giấc ngủ đến dễ dàng

=> Trái ngược với tâm trạng đầy suy tư của người mẹ, cậu bé đã đón nhận ngày khai trường với một cảm xúc hoàn toàn vô tư và thoải mái. Sự mong chờ một cánh cửa mới mẻ sắp đón chờ mình là tinh thần khát khao tìm hiểu và học tập trong mỗi con người.

3.Vai trò của nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ

Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, người mẹ bày tỏ suy nghĩ nghĩ về vai trò của nhà trường với việc giáo dục thế hệ trẻ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước vào cánh cổng trường là cả thế giới diệu kỳ sẽ mở ra.” 

Xem thêm:  Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận ngắn nhất

Nhà trường là nơi ươm mầm, dẫn dắt những bước trưởng thành của mỗi con người.

=> Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người và niềm tin vào sự nghiệp giáo dục

Mẹ tôi – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

A. Nội dung tác phẩm Mẹ tôi

Khi cô giáo đến thăm, En- ri- cô đã vô tình thốt ra những lời thiếu lễ độ với mẹ. Bố En- ri- cô đã vô cùng tức giận và ông đã viết cho cậu một bức thư để cảnh cáo lỗi lầm của cậu và bày nỗi buồn trước sự vô lễ ấy. Trong thư, bố đã dùng những lời lẽ vừa nghiêm khắc, giận dữ vừa dịu dàng yêu thương để dạy bảo En- ri- cô. Trước cách xử sự vô cùng tinh tế của bố, En- ri- cô đã thấy xúc động vô cùng và hối hận về lỗi lầm của mình.

B. Đôi nét về tác phẩm Mẹ tôi

1. Tác giả

– Ét- môn- đô đơ A- mi- xi sinh năm 1846, mất năm 1908, quê ông ở Ô- nê- gli- a, trên bờ biển Tây Bắc nước Ý. Ông là nhà hoạt động xã hội, nhà văn hóa và nhà văn lỗi lạc của nước Ý.

– Cuộc đời của tác giả: 

+ Khi chưa đầy 20 tuổi, Ét- môn- đô đơ A- mi- xi đã là sĩ quan chính trị, chiến đấu cho độc lập, tự do của đất nước.

+ Năm 1891, ông gia nhập Đảng Xã hội Ý, chiến đấu cho công bằng xã hội và hạnh phúc của nhân dân lao động.

– Đặc điểm sáng tác: Cuộc đời hoạt động xã hội và con đường văn chương của tác giả là một. Độc lập, thống nhất của Tổ quốc và hạnh phúc, lí tưởng của tình thương là cảm hứng văn chương của ông kết tinh thành một chủ nghĩa nhân văn lấp lánh

– Các tác phẩm chính: 

+ Truyện: Cuộc đời của các chiến binh (1868), Những tấm lòng cao cả (1886), Trên đại dương (1889)…

+ Du ký: Tây Ban Nha (1873), Hà Lan (1874), Ma- rốc (1875)…

+ Phê bình văn học: Chân dung văn hào (1881)

+ Luận văn chính trị- xã hội: Nội chiến, Vấn đề xã hội

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh ra đời

Văn bản “Mẹ tôi” rút từ tập “Những tấm lòng cao cả” (1886)

b, Bố cục (2 phần)

Phần 1 (từ đầu đến “Đọc thư tôi xúc động vô cùng): Cảm xúc của En-ri-cô khi nhận được thư của bố

Phần 2 (còn lại): Tình cảm, thái độ của người bố trước lỗi lầm của con và sự gợi nhắc về tình mẫu tử.

c, Phương thức biểu đạt

Biểu cảm

e, Ngôi kể 

Ngôi thứ nhất

f, Ý nghĩa nhan đề 

  • Nhan đề “Mẹ tôi” do người biên soạn đặt, ngắn gọn và súc tích. Thể hiện nội dung của văn bản tập trung khắc họa hình tượng người mẹ giàu tính hy sinh và tấm lòng cao cả yêu thương con sâu sắc.
Xem thêm:  Soạn bài Chiếu dời đô ngắn nhất

g, Giá trị nội dung

Khẳng định giá trị của người mẹ trong gia đình và đặc biệt đối với những đứa con.

Tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng và đáng trân quý nhất của con “ Con hãy nhớ rằng, tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp nên tình yêu thương đó.” 

h, Giá trị nghệ thuật

Sáng tạo tình huống truyện độc đáo góp phần thể hiện nội dung tư tưởng.

Lồng câu chuyện trong một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa sự tận tụy, giàu đức hy sinh hết lòng vì con của người mẹ cùng tình yêu thương của cha.

C. Sơ đồ tư duy Mẹ tôi

Mẹ tôi - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

D. Đọc hiểu văn bản Mẹ tôi

1. Lỗi lầm của En- ri- cô

– En- ri- cô đã có những thái độ hỗn láo khi cô giáo đến nhà. Quá đau lòng và tức giận, người bố đã quyết định viết bức thư để bày tỏ suy nghĩ và thái độ của mình với hành động của con. Đó là sự tức giận, bất bình trước những hành động hỗn láo của người con và đồng thời ông cũng thể hiện tình yêu, sự kính trọng đối với người vợ của mình nói riêng và những người mẹ nói chung.

2. Tình thương của mẹ dành cho En- ri- cô

Thức suốt đêm, quằn quại, khóc nức nở vì sợ mất con.

Sẵn sàng bỏ hết hạnh phúc để tránh đau đớn cho con mình “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”.

Có thể đi ăn xin để nuôi con hay hi sinh cả tính mạng để cứu con

Yêu con sâu sắc “cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con”.

Dịu dàng và hiền hậu

=> Người mẹ mang những đức tính cao cả, dành hết tình yêu thương cho con.

2. Tâm trạng và thái độ của bố đối với En- ri- cô

Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của con. Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy. 

Gợi lại hình ảnh lớn lao, cao cả của mẹ và làm nổi bật vai trò của người mẹ trong gia đình. 

Lời khuyên của bố: yêu cầu con sửa lỗi lầm, không bao giờ được thốt ra một lời nói nặng lời với mẹ. Phải xin lỗi mẹ, phải cầu xin mẹ hôn con.

=> Lời khuyên chân thành và sâu sắc, sự dạy dỗ đầy tình yêu thương của cha dành cho con

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu