/tmp/ympvh.jpg
1.
a,
– Đoạn trích kể lại sự việc vua Quang Trung chỉ huy đánh đồn Ngọc Hồi.
– Diễn biến:
+ Vua Quang Trung cho ghép ván lại: cứ mười người một khiêng một bức, rồi tiến sát đến đền Ngọc Hồi.
+ Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun lửa.
+ Quân lính của Quang Trung khiêng vãn nhất tề xông lên đánh.
+ Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết, quân Thanh đại bại.
b, Các yếu tố miêu tả
– Tả cảnh:
+ “Khói nghi ngút mù trời… gì”
+ “Thây nằm đầy đồng; máu chảy thành suối…”
– Tả việc:
+ “Dùng ống phun khói ra lửa”.
+ “Quăng ván xuống đất, cầm dao ngắn chém bừa những người cầm binh….”
– Tả người: “Quang Trung cưỡi voi”; “hạng lính khỏe mạnh”…
c,
– Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như vậy thì nhân vật vua Quang Trung không nổi bật, trận đánh không sinh động vì như vậy đơn thuần là chỉ kể lại diễn biến của sự việc.
– Các yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động, gợi cảm trong văn bản tự sự.
Câu 1 (trang 92 sgk Văn 9 Tập 1):
* Yếu tố miêu tả trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”:
– Tả Thúy Vân:
“Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
– Tả Thúy Kiều:
+ Sắc:
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
+ Tài năng:
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
……
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân
→ Tác dụng:
+ Giúp người đọc hình dung vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu của Thúy Vân cũng như lời dự báo về cuộc đời sẽ bình yên của nàng.
+ Vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của Thúy Kiều và tài năng thiên bẩm của nàng cùng lời dự báo về cuộc đời đầy sóng gió, gian truân sẽ đến với Kiều.
Yếu tố miêu tả trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”:
Ngày xuân con én đưa thoi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Gần xa nô nức yến anh
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền gió bay
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
→ Tác dụng: Cảm nhận được một cách cụ thể, sinh động, tinh tế của cảnh ngày xuân, lễ hội xuân và tâm trạng của chị em Kiều trở về sau buổi du xuân.
Câu 2 (trang 92 sgk Văn 9 Tập 1): Tiết trờiThanh minh vừa đến, màu xanh bát ngát của cỏ non, hoa lê điểm trắng, chim én đầy trời tạo nên ngày du xuân thật đẹp, thơ mộng. Tài tử giai nhân dập dìu đi hội. Chị em Thúy Kiều cũng tưng bừng sắm sửa đi du xuân. Chiều tàn, họ lại thơ thẩn ra về, họ đi qua một vùng nghĩa địa hiu hắt, người đi viếng đã về hết, chỉ còn lại những nấm mộ hương khói, thoi vàng vó rắc…Bóng chiều về tây, dòng suối nhỏ trong vắt, uốn quanh chảy chầm chậm, luồn dưới một cây cầu nho nhỏ. Quang cảnh thật thơ mộng những cũng thật tiêu điều. Tâm trạng con người cũng xao xuyến, nao nao….
Câu 3 (trang 92 sgk Văn 9 Tập 1): Tham khảo
Bằng bút pháp nghệ thuật chấm phá, ước lệ tượng trưng, lấy thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, Nguyễn Du đã khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều. Mỗi người đều mang vẻ đẹp mười phân vẹn mười. Nếu Vân mang vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu. Vẻ đẹp ấy hòa hợp với thiên nhiên và cuộc đời cô vì thế cũng sẽ bình yên, không gặp sóng gió. Còn Kiều không chỉ hơn hẳn Vân về sắc mà còn về tài năng. Đặc biệt, Nguyễn Du tập trung miêu tảvào đôi mắt Kiều. Đôi mắt trong trẻo, long lah như làn nước mùa thu cùng đôi mày thanh tú, dào dạt sức sống như núi mùa xuân. Vẻ đẹp ấy khiến cho thiên phải hờn, phải ghen tị và hứa hẹn một cuộc đời đầy sóng gió, gian truân sẽ đến với Kiều. Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả sắc đẹp của Kiều, Nguyễn Du còn dùng nhiều câu thơ để nói về tài năng của Kiều. Ở nàng có trí thông minh minh trời phú, tài năng đa dạng và nhất là khúc Bạc mệnh do Kiều sáng tác phản chiếu vẻ đẹp của một trái tim đa sầu, đa cảm.