/tmp/zxsxj.jpg
Nội dung bài viết
1.Nó trong đoạn văn (1) trỏ em tôi còn nó trong đoạn văn (2) trỏ con gà của anh Bốn Linh. Để biết được nghĩa của các từ nó này, người ta phải căn cứ vào ngữ cảnh nói, căn cứ vào các câu đứng trước hoặc sau câu có chứa từ này.
2.Từ “thế” ở đoạn văn thứ ba trỏ việc “đem chia đồ chơi ra đi”, chúng ta biết được nhờ vào đoạn văn đứng trước đó.
3. Câu ca dao “Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?” dùng với mục đích hỏi, từ ai trong trường hợp này được dùng để hỏi.
4.Từ nó trong đoạn văn (1), ai trong bài ca dao làm chủ ngữ; nó trong đoạn văn (2) làm phụ ngữ cho danh từ, thế làm phụ ngữ cho động từ.
⇒ Ghi nhớ: Khái niệm Đại từ: dùng để trỏ người, sự vật hoạt động , tính chất,…được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
* Vai trò ngữ pháp của đại từ
– Chủ ngữ
– Phụ ngữ: cho động từ, danh từ, tính từ.
a. Đại từ dùng để trỏ
– Trỏ người, sự vật
– Trỏ số lượng
– Trỏ hoạt động , tính chất, sự vật.
b. Đại từ dùng để hỏi
– Hỏi về người, sự vật
– Hỏi về số lượng
– Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
Câu 1 (trang 56 sgk Văn 7 Tập 1):
a.Điền vào bảng
Sô ngôi | Số ít | Số nhiều |
1 | Tôi | Chúng tôi |
2 | Mày | Chúng mày |
3 | Nó, hắn | Chúng nó |
b. Mình trong câu (a) trỏ bản thân người nói (viết), thuộc ngôi thứ nhất số ít; mình trong hai câu ca dao trỏ người nghe (đọc), thuộc ngôi thứ hai.
Câu 2 (trang 57 sgk Văn 7 Tập 1):
– Con chào cô ạ !
– Con mời ông bà xơi cơm.
– Bạn giúp tớ bài toán này với.
– Hôm nay, bác có cho con đi chơi công viên không ạ ?
Câu 3 (trang 57 sgk Văn 7 Tập 1): Dựa vào các trường hợp sử dụng đại từ trỏ chung ở các câu trên. Lưu ý, các đại từ trỏ chung không biểu thị riêng một đối tượng nào cả, chẳng hạn:
– Ai mà chẳng thích được đi du lịch
– Làm sao mà Lan lại hay trêu trọc Minh thế?
– Bố mẹ thương con cái bao nhiêu, con cái thương bố mẹ bấy nhiêu.
Câu 4 (trang 57 sgk Văn 7 Tập 1):
Với các bạn cùng lớp, cùng tuổi, nên dùng các từ xưng hô như: tớ, tôi, bạn cậu,…để xưng hô cho lịch sự. Hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự hiện vẫn còn khá phổ biến ở trường và ở lớp. Với những trường hợp ấy cấn góp ý để các bạn xưng hô với nhau một cách lịch sự hơn.
Câu 5 (trang 57 sgk Văn 7 Tập 1): Sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa xưng hô trong tiếng Việt với đại từ xưng hô trong tiếng Anh.
– Về số lượng: Từ xưng hô trong tiếng Việt nhiều và phong phú hơn từ xưng hô trong tiếng Anh. Ví dụ: Ngôi thứ hai trong tiếng Anh chỉ có hai từ, số ít you và số nhiều cũng you – Tiếng Việt ngôi thứ hai có rất nhiều từ để xưng hô: anh, em, cậu, bác, chú, dì, mình, chàng, thiếp… tùy vào từng trường hợp hoàn cảnh cụ thể.
– Ý nghĩa biểu cảm: Tiếng Việt ý nghĩa biểu cảm đa dạng hơn, tinh tế hơn và cần dựa vào ngữ cảnh để dùng đại từ xưng hô cho đúng.