Soạn bài Khe chim kêu (Vương Duy) ngắn nhất


Soạn bài Khe chim kêu (Vương Duy)

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 164 sgk Văn 10 Tập 1):

– Nhà thơ cảm nhận được cả hoa quế rơi chứng tỏ cảnh đêm xuân rất tĩnh mịch, yên tĩnh đến mức một chuyển động rất nhỏ của cánh hoa cũng có thể cảm nhận được.

– Điều này còn chứng tỏ tâm hồn thi sĩ vô cùng tinh tế, nhạy cảm trước những chuyển động tinh tế của không gian.

Câu 2 (trang 164 sgk Văn 10 Tập 1):

– Trong bài thơ, tác giả dùng động để tả tĩnh, tiếng kêu của chim núi là âm thanh động nhưng âm thanh ấy càng làm nổi bật cái vắng lặng, tịch mịch của đất trời, Tiếng chim cất lên ngay lập tức bị nuốt chửng bởi cái vắng lặng của cảnh vật.

– Hình ảnh vầng trăng là tác nhân dẫn đến âm thanh trong không gian. Hình ảnh vầng trăng đã khiến chim núi giật mình mà cất tiếng hót.

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài thơ học sinh cảm nhận được vẻ tịch mịch của không gian đất nước, cùng với đó là bút pháp lấy động tả tĩnh nhuần nhuyễn, kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh trong bút pháp nghệ thuật của tác giả.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu
Xem thêm:  Hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ thứ 2 “Đây thôn Vĩ Dạ” gợi cảm xúc gì?