/tmp/vcifh.jpg
Nội dung bài viết
Câu 1 (trang 136 sgk Văn 6 Tập 1):
– Những từ in đậm đều có chức năng là bổ sung ý nghĩa cho những từ đứng trước nó. Cụ thể:
+ “Nọ” bổ cung ý nghĩa cho từ “vua”.
+ “ấy” bổ sung ý nghĩa cho từ “quan”.
+ “kia” bổ sung ý nghĩa cho từ “làng”.
+ “nọ” bổ sung ý nghĩa cho từ “nhà”.
Câu 2 (trang 137 sgk Văn 6 Tập 1):
– Nghĩa của cụm từ “ông vua nọ” rõ nghĩa hơn cụm từ “ông vua”.
– Nghĩa của cụm từ “viên quan ấy” cụ thể hơn nghĩa của cụm từ “viên quan”.
– Nghĩa của cụm từ “làng kia” cụ thể hơn nghĩa của cụm từ “làng”.
– Nghĩa của cụm từ “nhà nọ” cụ thể hơn nghĩa của cụm từ “nhà”.
→ Như vậy, các từ “nọ, ấy, kia” có chức năng trỏ vào các sự vật giúp cho ý nghĩa của sự vật trở nên rõ ràng hơn.
Câu 3 (trang 137 sgk Văn 6 Tập 1):
– Giống nhau: từ “ấy”, “nọ” đều dùng để xác định thời gian.
– Khác nhau:
+ Từ “ấy” chỉ khoảng thời gian rất là lâu rồi đó là (hồi) ấy.
+ Từ “nọ” chỉ thời gian mới diễn ra cách đây không lâu (đêm) nọ.
Câu 1 (trang 137 sgk Văn 6 Tập 1):
– Chỉ từ đóng vai trò làm “phụ ngữ” trong câu.
Câu 2 (trang 137 sgk Văn 6 Tập 1):
a, Chỉ từ trong câu là từ “đó”. Chỉ từ này đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu.
b, Chỉ từ “từ đấy” đóng vai trò làm trạng ngữ chỉ thời gia trong câu.
Câu 1 (trang 138 sgk Văn 6 Tập 1):
a,
– Chỉ từ “ấy” thay thế cho cụm từ “của Lang Liêu”.
– Chỉ từ “ấy” làm phụ ngữ bổ trợ ý nghĩa cho cụm danh từ “hai thứ bánh”.
b, Chỉ từ “đấy, đây” đều là trạng ngữ chỉ không gian.
c, Chỉ từ “nay ta đưa” là trạng ngữ chỉ thời gian.
d, Chỉ từ “từ đó” là trạng ngữ chỉ thời gian.
Câu 2 (trang 138 sgk Văn 6 Tập 1):
a, Thay thế cụm từ “chân núi Sóc” thành “đến đó”. Khi thay thế như vậy, chúng ta sẽ tránh được việc lặp từ ngữ, câu văn được diễn đạt trôi chảy hơn.
b, Thay thế cụm từ “bị lửa thiêu cháy” thành “làng đó”. Việc làm này, giúp câu văn ngắn gọn, nội dung câu văn rõ ràng, mạch lạc hơn.
Câu 3 (trang 138 sgk Văn 6 Tập 1):
– Trong đoạn văn có các chỉ từ sau “năm ấy, chiều hôm đó, đêm nay” đều có chức năng làm trạng ngữ chỉ thời gian trong câu. Cho nên chúng ta không thể thay thế bằng cụm từ khác được. Bởi lẽ, trong truyện cổ tích, các tác giả dân gian luôn dùng khoảng thời gian khó xác định để nói lên thời gian rất là xưa.