/tmp/ijofg.jpg
Nội dung bài viết
Câu in đậm có cấu tạo: gồm một từ cảm thán (Ôi) và một cụm danh từ (em Thuỷ).
Ôi, em Thuỷ! Là câu không thể có C – V
Đáp án C là đáp án đúng.
(1): Một đêm mùa xuân. (Xác định thời gian, nơi chốn)
(2): Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. (Liệt kê, thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng)
(3): “Trời ơi!” (Bộc lộ cảm xúc)
(4): – Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!; – Chị An ơi! (Gọi đáp). Tác dụng của câu đặc biệt.
Kết luận:
– Xác định thời gian, nới chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
– Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
– Bộc lộ cảm xúc
– Gọi đáp.
Câu 1, 2 (trang 29 sgk Văn 7 Tập 2): Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn. Nêu tác dụng:
a) Không có câu đặc biệt
Câu rút gọn: “Có khi được … dễ thấy.”
“Nhưng cũng có khi …trong hòm.”
“Nghĩa là …công việc kháng chiến.”
Tác dụng: Làm câu gọn hơn, tránh lặp lại những từ đã xuất hiện trong câu đứng trước
b) Câu đặc biệt: “Ba giây… Bốn giây… Năm giây…” → Xác định thời gian
Lâu quá!” → Bộc lộ cảm xúc
Không có câu rút gọn.
c) Câu đặc biệt: “Một hồi còi” → Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng
Không có câu rút gọn
d) Câu đặc biệt: “Lá ơi!” → Gọi đáp
Câu rút gọn: “Hãy kể chuyện …nghe đi!” → Làm cho câu gọn hơn – câu mệnh lệnh thường rút gọn CN
“Bình thương … kể đâu.” → Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp lại những từ đã xuất hiện ở câu trước.
Câu 3 (trang 29 sgk Văn 7 Tập 2): Đoạn văn tả cảnh quê hương em có sử dụng câu đặc biệt.
Quê em là vùng quê trung du đồng bằng Bắc Bộ. Thiên nhiên ưu đãi khiến cho vùng đất Vĩnh Phúc luôn mưa thuận gió hòa. Nhắc tới Vĩnh Phúc người ta nhớ ngay tới những làng nghề gốm thủ công Hương Canh, đặc biệt là những địa danh du lịch nổi tiếng như Tây Thiên – Tam Đảo, Đại Lải. Ôi! Những cảnh thiên nhiên đó mới đẹp làm sao. Không chỉ riêng em, ai ai là người dân Vĩnh Phúc đều tự hào và yêu quý quê hương.