/tmp/obhpk.jpg
Nội dung bài viết
Câu 1 (trang 131 sgk Văn 10 Tập 2):
– Ví dụ thực tế người ta vẫn hay nói đến từ thao tác: thao tác lắp súng, thao tác ngắm bắn,… (quân sự), thao tác bảo dưỡng máy móc, thao tác vận hành, thao tác sửa chữa,… (kĩ thuật),…
– Thao tác được dùng với nghĩa chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định.
Câu 2 (trang 131 sgk Văn 10 Tập 2):
– Tương đồng: thao tác nghị luận cũng là một thao tác tạo lập văn bản, nên cũng có những quy định chặt chẽ về quy trình và kĩ thuật.
– Khác biệt: trong thao tác nghị luận, các bước đều cần sự tư duy và nhằm mục đích nghị luận, thuyết phục người nghe theo ý của mình.
1. Ôn lại các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp
a, Điền từ theo thứ tự sau:
– Tổng hợp
– Phân tích
– Quy nạp
– Diễn dịch
b, Nhận xét và đánh giá:
– Tác giả dùng thao tác phân tích chứ không phải diễn dịch vì tác giả chia vấn đề thành bốn phần, bốn bộ phận khác nhau để xem xét chứ không phải từ một tiền đề chung để suy ra những cái riêng.
– Sử dụng thao tác này có tác dụng chia một nhận định thành các mặt để việc suy xét có tính đa chiều hơn.
– Trong đoạn trích “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, tác giả sử dụng kết hợp thao tác phân tích và diễn dịch vừa để xem xét hai mặt của mối quan hệ giữa hiền tài và đất nước, đồng thời thuyết phục người đọc và đưa ra kết luận: phải coi trọng việc bồi đắp hiền tài.
c,
– Kết luận trong lời tựa Trích diễm thi tập có được là do thao tác tổng hợp. Thao tác này có tác dụng thâu tóm những ý bộ phận thành một kết luận chung khiến kết luận đó càng trở nên có giá trị
– Đoạn trích trong Hịch tướng sĩ sử dụng thao tác quy nạp. Những dẫn chứng đưa ra nhằm chứng minh cho luận điểm “các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?”
d,
– Nhận định thứ nhất đúng với điều kiện tiền đề diễn dịch phải chân thực và cách diễn dịch cũng thật chính xác.
– Nhận định thứ hai chưa đúng vì một khi quy nạp chưa đầy đủ ý thì mối liên hệ giữa tiền đề và kết luận chưa chắc chắn.
– Nhận định thứ ba đúng vì phải có quá trình tổng hợp sau khi phân tích thì quá trình phân tích mới có giá trị.
2. Thao tác so sánh
a, Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả dùng thao tác so sánh để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau.
– Câu văn trong SGK được viết nhằm nhấn mạnh đến cả sự giống nhau.
b, Đoạn Bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê có mục đích nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại Hành qa hai việc là “dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài” và “ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài”.
⇒ Thao tác so sánh bao gồm hai loại: so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau và so sánh nhằm nhận ra sự khác nhau.
c, Có người hoài nghi tác dụng của so sánh vì “mọi sự so sánh đều là khập khiễng”. Điều này cũng có lí đúng vì trong khi so sánh không thể đảm bảo được sự tương đồng hoặc tương phản hoàn toàn. Nhưng không vì thế mà hoài nghi so sánh bởi vì so sánh có thể đưa ra những nhận định rõ nét và sâu sắc hơn về đối tượng.
– Để có thể so sánh đúng, cần phải chú ý những điều sau:
+ Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặc (một phương diện) nào đó.
+ Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).
+ Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.
Câu 1 (trang 134 sgk Văn 10 Tập 2):
– Tác giả muốn chứng minh “Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thụ nhiều thành tựu của văn hóa dân gian, văn học dân gian”
– Để làm rõ điều này, tác giả sử dụng các thao tác phân tích và quy nạp để làm rõ vấn đề.
+ Tác giả đã chia nhỏ vấn đề nghị luận thành những bộ phận nhỏ: thi liệu dân gian và các làn điệu dân gian có ảnh hưởng đến sáng tác của Nguyễn Trãi. Trong các bộ phận ấy lại được chia thành những phần nhỏ hơn => Luận điểm được xem xét một cách cặn kẽ, thấu đáo.
+ Câu cuối có giá trị quy nạp. Từ trường hợp của Nguyễn Trãi, tác giả đã nâng tầm giá trị của văn nghệ lên một tầm vóc cao hơn.
Câu 2 (trang 134 sgk Văn 10 Tập 2): Viết đoạn văn nghị luận
Mỗi năm có khoảng 15.000 người chết vì tai nạn giao thông. Đó là con số mà ông Khuất Việt Hùn – phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia – cho biết tại lễ kí kết giữa văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Bosch Việt Nam sáng ngày 20/09/2017. Theo ông Hùng, cụ thể trong 8 tháng đầu năm 2017, cả nước xảy ra 12.775 vụ tai nạn giao thông làm 5.422 người chết và 10.543 người bị thương. So với 8 tháng đầu năm 2016, tai nạn giao thông giảm 859 vụ, giảm 318 người chết và giảm 1.226 người bị thương. Nguyên nhân chính gây ra những vụ tai nạn nghiêm trọng chí là do ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Số vụ tai nạn giao thông vẫn tiếp tục gia tăng nếu không cải thiện ý thức cho người tham gia giao thông. Để khắc phục tình trạng này, cần tuyên truyền cho người dân thấy rõ những hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông và phòng tránh bằng nhiều cách:
– Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
– Chấp hành đúng và đủ luật giao thông
– Không lạng lách, đánh võng
– Không tụ tập, đua xe trái phép
Qua bài học, học sinh có thể biết được:
– Khái niệm thao tác nghị luận: là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận.
– Một số thao tác nghị luận cụ thể: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh,…
– Mỗi thao tác đều có ưu thế và những hạn chế riêng. Người sử dụng cần phải nắm rõ những ưu, nhược điểm của từng thao tác để vận dụng thích hợp.