/tmp/dhnsb.jpg
Nội dung bài viết
Câu 1 (trang 92 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Tên các thành phần chính của câu đã học ở Tiểu học:
– Chủ ngữ
– Vị ngữ
– Trạng ngữ.
Câu 2 (trang 92 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Câu 3 (trang 92 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
– Thành phần bắt buộc có mặt: chủ ngữ, vị ngữ.
– Thành phần không bắt buộc có mặt: trạng ngữ.
Câu 1 (trang 92 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
– Có thể kết hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang, sắp, từng, vừa, mới…
– Có thể trả lời các câu hỏi: làm sao? như thế nào? làm gì?
Câu 2 (trang 92 – 93 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
– Vị ngữ do tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ, danh từ, cụm danh từ đảm nhiệm.
+ Vị ngữ thường là động từ (cđt), tính từ (ctt) như ví dụ a, b và câu thứ 2 ví dụ c.
+ Vị ngữ còn có thể là danh từ (cdt) như câu 1 ví dụ c.
– Câu có thể có một vị ngữ hoặc nhiều hơn.
Câu 1 (trang 93 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Quan hệ chủ ngữ – vị ngữ.
– Nêu (tên sự vật hiện tượng)
– Báo (thông báo về hành động trạng thái đặc điểm của sự vật hiện tượng).
Câu 2 (trang 93 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
+ Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: ai? cái gì? con gì?…
Câu 3 (trang 93 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Cấu tạo chủ ngữ
(I.+ II.2.a): tôi – đại từ.
(II.2.b): Chợ Năm Căn – cụm danh từ.
(II.2.c ): Cây tre – cụm danh từ ; tre, nứa, mai, vầu – danh từ.
Câu 1 (trang 94 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
– Câu 1: Tôi (chủ ngữ, đại từ) / đã trở thành một chàng thanh niên c-ường tráng (vị ngữ, cụm động từ).
– Câu 2: Đôi càng tôi (chủ ngữ, cụm danh từ)/ mẫm bóng (vị ngữ, tính từ).
– Câu 3: Những cái vuốt ở khoeo, ở chân (chủ ngữ, cụm danh từ) cứ cứng dần và nhọn hoắt (vị ngữ, hai cụm tính từ).
Câu 2 +3 (trang 94 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
– Em đi học tiếng anh – Em làm gì ?
– Bạn em rất chăm chỉ – Bạn em như thế nào ?
– Hải âu là một loài chim biển – Hải âu là gì?