/tmp/ziwbr.jpg
Nội dung bài viết
1.
– Từ dùng để gọi: Này
– Từ dùng để đáp: Thưa ông
2. Các từ dùng để gọi đáp không tham gia vào ý nghĩa câu
3. Từ “Này” được dùng để tạo lập cuộc thoại, còn từ “Thưa ông” được dùng để duy trì cuộc thoại.
1. Nếu lược bỏ thành phần in đậm thì nghĩa của câu không thay đổi.
2. Trong câu (a), cụm từ “và cũng là đứa con duy nhất của anh” được thêm vào để chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng“.
3. Trong câu (b), cụm chủ – vị “tôi nghĩ vậy” được dùng để chú thích cho nhận định “Lão không hiểu tôi” chỉ là suy nghĩ của riêng “tôi“, chứ chưa hẳn là đúng.
Câu 1 (trang 32 sgk Văn 9 Tập 2):
Tìm thành phần gọi đáp
– Thành phần gọi: này
– Thành phần đáp: vâng
– Quan hệ giữa giữa 2 người gọi – đáp: quan hệ trên – dưới.
Câu 2 (trang 32 sgk Văn 9 Tập 2): Tìm thành phần gọi đáp
– Câu có thành phần gọi: Ơi
– Lời ca dao hướng tới toàn thể người dân Việt Nam nhằm mục đích khuyên mọi người nên yêu thương, đoàn kết với nhau.
Câu 3 (trang 33 sgk Văn 9 Tập 2): Tìm thành phần gọi đáp
a. Thành phần phụ chú: kể cả anh
– Bổ sung giải thích cho cụm từ “mọi người“; chú thích phạm vi bao quát
b. Thành phần phụ chú: các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ
– Bổ sung – giải thích cho cụm từ “Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này“; cụ thể hoá ý nghĩa cho cụm từ này.
c. Thành phần phụ chú: những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới
– Nhấn mạnh ý nghĩa cho từ “lớp trẻ” nhằm khẳng định vị trí và vai trò của lớp trẻ
d. Thành phần phụ chú: có ai ngờ; thương thương quá đi thôi
– Thể hiện thái độ của người nói đối với sự việc được nói đến.
Câu 4 (trang 33 sgk Văn 9 Tập 2): Thành phần phụ chú ở bài tập 3 liên quan tới từ nào.
a. Thành phần phụ chú: “kể cả anh” liên quan tới từ “mọi người“.
b. Thành phần phụ chú: “các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ” liên quan tới từ “Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này“
c. Thành phần phụ chú: “những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới” liên quan tới từ “lớp trẻ“
d. Thành phần phụ chú: “có ai ngờ; thương thương quá đi thôi” liên quan tới từ “cô bé nhà bên“
Câu 5 (trang 33 sgk Văn 9 Tập 2): Viết đoạn văn
Những buổi đầu thế kỉ XXI, đất nước từng bước công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đồng thời đã gặt hái được những thành tựu bước đầu của Công cuộc Đổi Mới đất nước. Lúc này, thế hệ thanh niên càng phải khẳng định vị trí tiên phong đi đầu trong công cuộc xây dựng đất nước, mà đầu tiên là phải chuẩn bị hành trang cho cá nhân mình. Hành trang bước vào thế kỉ mới – điều cần thiết không thể thiếu chính là khâu quan trọng nhất đối với thanh niên. Thanh niên cần có ý thức chủ động chuẩn bị sức khỏe, tri thức một cách tốt nhất để có thể trước hết là học tập tốt, sau đó là tham gia xây dựng đất nước ngày một tốt đẹp hơn. Cá nhân em – một học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ nỗ lực chuẩn bị mọi mặt sức khỏe, tri thức để có được một hành trang vững chắc cùng với đất nước bước vào thế kỉ mới.
– Thành phần phụ chú:
+ điều cần thiết không thể thiếu
+ một học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường