/tmp/qlttd.jpg Chất suy tưởng và triết lí của thơ Chế Lan Viên trong bài thơ Tiếng hát con tàu - Giáo dục trung học Đồng Nai

Chất suy tưởng và triết lí của thơ Chế Lan Viên trong bài thơ Tiếng hát con tàu


Chất suy tưởng và triết lí của thơ Chế Lan Viên trong bài thơ Tiếng hát con tàu

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Tiếng hát con tàu Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Tiếng hát con tàu này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.

Câu hỏi: Chất suy tưởng và triết lí của thơ Chế Lan Viên trong bài thơ Tiếng hát con tàu?

Trả lời:

Những câu thơ thể hiện rõ nhất chất suy tưởng và triết lí :

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!

– Tác giả đi từ những hình ảnh, cảm xúc cụ thể dẫn tới những suy ngẫm triết luận.

– Những bản làng, núi đèo ẩn hiện ẩn hiện trong sương mờ, mây phủ, gợi lên những miền đất mà trong đời chúng ta đã từng qua, làm sống dậy trong lòng ta vô vàn kỉ niệm. → Chính những kỉ niệm ấy đã nuôi dưỡng, bồi đắp làm phong phú tâm hồn ta.

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.

– Những hình ảnh so sánh sinh động, gần gũi khiến ta thấy tình yêu ở đây không chỉ giới hạn trong tình yêu đôi lứa mà còn là những tình cảm sâu nặng đối với quê hương đất nước.

Xem thêm:  Phương thức biểu đạt của bài thơ “Ông đồ” là gì?

– Chính tình yêu đã biến những miền đất xa lạ trở thành thân thương như chính quê hương ta, hoá thành tâm hồn ta. → Chất triết lí trong thơ Chế Lan Viên được rút ra từ quy luật tình cảm nên không khô khan mà rất tự nhiên, sâu sắc.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu