/tmp/kzzqr.jpg
Nội dung bài viết
1. Tác giả:
– Tạ Duy Anh sinh 1959.
– Quê: Chương Mỹ – Hà Nội.
2. Tác phẩm:
– Xuất xứ: Truyện ngắn đoạt giải nhì cuộc thi “Tương lai vẫy gọi” do báo Thiếu niên tiền phong tổ chức.
– Bố cục:
+ Đoạn 1 (Từ đầu … phát huy tài năng): Tài năng của em gái được phát hiện.
+ Đoạn 2 (tiếp … anh cùng đi nhận giải): Lòng ghen tị và mặc cảm của người anh.
+ Đoạn 3 (còn lại): người anh nhận ra sai lầm của mình và tấm lòng em gái.
Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Ngày đi cùng em gái nhận giải về bức tranh vẽ “anh trai tôi”, người anh mới xúc động nhận ra sự hẹp hòi của mình và lòng nhân hậu của em gái.
Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Vì hai nhân vật này được tác giả quan tâm nói đến xuyên suốt truyện. Tuy nhiên nhân vật người anh là nhân vật qun trọng nhất trong câu chuyện.
b. Truyện kể bằng lời nhân vật người anh. Điều này làm cho suy nghĩ, tình cảm được bộc bạch chân thật, sự việc diễn biến một cách tự nhiên, logic.
Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a.
Từ trước cho đến lúc phát hiện em gái chế thuốc vẽ | Khi tài năng của em được phát hiện | Khi đứng trước bức tranh đoạt giải |
– Đặt tên cho em gái: Mèo. – Theo dõi em gái chế màu vẽ:“Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ”. → Ngạc nhiên, xem đó là trò trẻ con → Không mấy quan tâm. |
– Buồn, thấy mình bất tài. – Lén xem tranh của em. – Gắt gỏng, xét nét với em một cách vô cớ. |
– ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ. |
b. Người anh cảm thấy không thể thân với em như trước bởi:
– Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em.
– Anh cảm thấy mọi người chỉ chú ý đến em gái, còn anh ta bị đẩy ra ngoài.
– Anh cảm thấy ghen tị với em.
Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Đoạn kết truyện, người anh xúc động, những suy nghĩ bị nghẹn lại không thoát ra thành lời. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giừo đây anh đã nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của người em.
⇒ Người anh đã vượt lên chính mình, thấy được sự kém cỏi trong nhân cách của mình.
Câu 5 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Nhân vật cô em gái:
– Hồn nhiên, hiếu động, trong sáng, nhân hậu.
– Có năng khiếu hội hoạ.
→ Tài năng, tấm lòng của Kiều Phương giúp người anh nhận ra phần hạn chế
→ Cái gốc của nghệ thuật là tấm lòng.
Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Tham khảo đoạn văn sau:
Khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của Kiều Phương, thoạt tiên người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện và sau đó là sự xấu hổ. Trước hết, người anh ngỡ ngàng vì không thể tin được chú bé ngồi trong bức tranh kia là mình. Sau sự ngỡ ngàng ban đầu ấy, người anh thấy hãnh diện, hãnh diện vì mình là chủ đề chính của bức tranh đoạt giải nhất trong cuộc thi vẽ quốc tế. Ngỡ ngàng, hãnh diện rồi cuối cùng là cảm giác xấu hổ. Người anh nhận ra mình không được đẹp, hoàn hảo như những gì em gái đã thể hiện. Đặc biệt, người anh xấu hổ khi thấy mình không xứng đáng với tình cảm trong sáng của Kiều Phương. Chính cảm giác xấu hổ ấy giúp ta phát hiện ra phần đẹp nhất trong tâm hồn của người anh.
Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Đây là tình huống có tính giả định. Em hãy xác định xem nên chọn lớp học hay gia đình. Sau khi chọn xong, sẽ hình dung mối quan hệ của các thành viên khác với người đạt thành tích xuất sắc.
– Nếu là lớp học khi được bầu làm lớp trưởng, lớp phó…bên cạnh các bạn ủng hộ có ai ghen tị không?