/tmp/rmfwr.jpg
Câu 1 (trang 107 sgk Văn 9 Tập 2):
Nhân vật Nhĩ ở trong một hoàn cảnh rất đặc biệt, anh là người đã từng đi khắp các xó xỉnh trên thế giới nhưng đến cuối cuộc đời lại không thể đi lại được vì bệnh tật. Trong lúc này, anh mới nhận ra vẻ đẹp bình dị của bên kia bờ sông nơi anh sinh sống. Nghịch lí là một người từng đi khắp các nơi trên thế giới nhưng lại chưa từng đặt chân sang bên kia bờ sông quê hương. Và càng đặc biệt hơn khi mà giờ anh sẽ không bao giờ có cơ hội làm điều đó nữa vì bệnh tật.
Đặt nhân vật vào tình huống ấy, tác giả Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm tới bạn đọc: cuộc sống này có những điều vượt xa khỏi ước muốn của con người, đó là những điều bất ngờ mà bản thân con người không thể ngờ tới.
Câu 2 (trang 107 sgk Văn 9 Tập 2):
Những ngày cuối cùng của cuộc đời, khi Nhĩ nằm trên giường bệnh, anh nhận ra được vẻ đẹp mà anh chưa bao giờ để ý tới:
– Đó là vẻ đẹp của những đóa bằng lăng tím cuối mùa, vẻ đẹp đỏ nặng phù sa của con sông Hồng quê anh, vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông – nơi anh chưa từng đặt chân qua.
⇒ Đó là vẻ đẹp tưởng chừng rất đỗi quen thuộc với anh nhưng lại vô cùng xa lạ vì anh chưa từng nhìn tới nó.
⇒ Anh khao khát được một lần đặt chân sang bãi bồi bên kia sông => đó là sự thức tỉnh của một con người đã bỏ lỡ những giá trị đích thực của cuộc sống – những điều bình dị, nhỏ bé nhất. => Sự thức tỉnh đầy hối hận và xót xa của nhân vật Nhĩ.
Câu 3 (trang 108 sgk Văn 9 Tập 2):
Trong truyện ngắn Bến quê, ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Minh Châu rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo thông qua cách lựa chọn và xử lý tình huống. Nguyễn Minh Châu đã khai thác tình huống: nhân vật được đặt trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy theo hướng để cho nhân vật tự suy ngẫm, tự trải nghiệm về cuộc đời của mình với những suy nghĩ sâu sắc.
Những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ trong những giây phút cuối đời hết sức cụ thể như người vợ, đứa con và về chính cuộc đời mình. Trong con mắt của một người sắp từ giã cõi đời, cảnh vật trước mắt bỗng đẹp đến kỳ lạ: người vợ gầy gò nhưng trái tim chan chứa yêu thương, khung cảnh đẹp đẽ của tự nhiên quê hương anh, sự ngoan ngoãn, lớn khôn của thằng con anh, tình người, tình hàng xóm… Đó chính là tình yêu đối với cuộc sống đã được trải nghiệm qua một cuộc đời nhiều thăng trầm, đang trải qua những giây phút hiểm nghèo.
Câu 4 (trang 108 sgk Văn 9 Tập 2):
Hành động khác thường của Nhĩ ở cuối truyện: “Anh cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát – y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”.
⇒ Có thể hiểu là anh đang thúc giục cậu con trai – đang trong đám chơi cờ phá, hãy mau tới bến đò kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày,
⇒ Đó chính là ý muốn thức tỉnh mọi người phải biết vượt qua những cái “vòng vèo, chùng chình” để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững trong cuộc sống.
Câu 5 (trang 108 sgk Văn 9 Tập 2):
– Bãi bồi, bến sông: vẻ đẹp của đời sống bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương, xứ sở.
– Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này đổ ụp vào giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng… gợi ra ý nghĩa sự sống của nhân vật Nhĩ đã ở vào những ngày cuối cùng.
– Đứa con trai ham chơi gợi suy nghĩ về sự chùng chình, vòng vèo trong cuộc sống của con người.
– Hành động, cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện: ý muốn thức tỉnh mọi người phải biết vượt qua những cái “vòng vèo, chùng chình” để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững trong cuộc sống.
Câu 6 (trang 108 sgk Văn 9 Tập 2):
Đoạn văn chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm của tác giả về con người, cuộc đời: “Thì ra thằng ocn trai của anh chỉ mới đi được đến hàng cây bằng lăng bên kia đường… lời lẽ không bao giờ giải thích hết.” (SGK Ngữ văn 9 – tập 2 – trang 105) Đây là đoạn văn diễn tả những suy nghĩ của Nhĩ khi thấy đứa con ham chơi, quên cả việc bố nhờ.
⇒ Qua đó, Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm thông điệp: Trong cuộc sống, con người thường khó tránh khỏi những điều “vòng vèo, chùng chình”. Điều con người cần làm là phải thức tỉnh những giá trị và vẻ đẹp đích thực của cuộc sống ở những cái giản dị, gần gũi, bình thường mà bền vững.
Câu 1 (trang 108 sgk Văn 9 Tập 2):
Đoạn văn đầu tiên tập trung miêu tả những đóa hoa bằng lăng cuối mùa. Qua đó cho thấy được khả năng quan sát tinh tế, tỉ mỉ của tác giả.
Câu 2 (trang 108 sgk Văn 9 Tập 2):
Đoạn văn diễn tả cảm nhận và suy nghĩ của Nhĩ khi anh thấy đứa con trai ham chơi, quên lời bố nhờ. Đây cũng là những suy nghĩ của Nhĩ về cuộc đời cũng như về đứa con trai: Có lẽ, đứa con của anh cũng sẽ không tránh khỏi việc sa vào những điều “vòng vèo, chùng chình” trong cuộc sống mà đánh mất những giá trị đích thực của cuộc sống. Chỉ có những con người từng trải mới có thể nhìn thấu, nhận ra những giá trị ấy sau bao thời gian lãng quên, đánh mất. Và đó là một nỗi niềm hối hận, xót xa không thể kể xiết.