Soạn bài Uy-lít-xơ trở về ngắn nhất


Soạn bài Uy-lít-xơ trở về

Xem thêm Tóm tắt: Uy-lít-xơ trở về

Bố cục:

+ Phần 1 (từ đầu đến “con cũng không phải là người kém gan dạ”): Uy-lít-xơ trở về trong sự vui mừng của mọi người trong nhà, riêng Pê-nê-lốp vẫn không nhận chàng là chồng mình.

+ Phần 2 (đoạn còn lại): Uy-lít-xơ vượt qua thử thách chiếc giường cưới, gia đình đoàn tụ trong hạnh phúc.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 52 sgk Văn 10 Tập 1): Văn bản có thể chia 2 đoạn:

+ Đoạn 1 (từ đầu đến “con cũng không phải là người kém gan dạ”): Uy-lít-xơ trở về trong sự vui mừng của mọi người trong nhà, riêng Pê-nê-lốp vẫn không nhận chàng là chồng mình.

+ Đoạn 2 (đoạn còn lại): Uy-lít-xơ vượt qua thử thách chiếc giường cưới, gia đình đoàn tụ trong hạnh phúc.

Câu 2 (trang 52 sgk Văn 10 Tập 1):

– Tâm trạng Uy-lít-xơ: mong chờ được gặp vợ, muốn được nghe người vợ cao quý sẽ nói gì với mình.

– Khi thấy vợ im lặng, không nhận mình, Uy-lít-xơ mỉm cười nói với con trai Tê-lê-mác: “Tê-lê-mác, con! Đừng làm rầy mẹ, mẹ còn muốn thử thách cha ở tại nhà này!… cha khuyên con nên suy nghĩ”.

– Cách xử trí của Uy-lít-xơ cho thấy chàng là một người nhẫn nại, cao quý, hai mươi năm chinh chiến, trôi dạt đã tôi luyện cho chàng một vẻ điềm tĩnh.

Xem thêm:  Hoàn cảnh sáng tác của Ai đã đặt tên cho dòng sông

Câu 3 (trang 52 sgk Văn 10 Tập 1):

– Pê-nê-lốp rất đỗi phân vân bơi nửa tin nửa ngờ, không chắc chắn người trước mặt là chồng mình hay là kẻ giả mạo. Nàng phân vân còn bởi nàng không biết nên đứng xa xa hỏi chuyện hay nên lại gần, cầm lấy tay chồng mà hôn.

– Chọn cách thử “bí mật của chiếc giường” cho thấy trí tuệ, sự cẩn trọng của Pê-nê-lốp, đồng thời cũng cho thấy tình cảm thủy chung của nàng đối với chồng.

Câu 4 (trang 52 sgk Văn 10 Tập 1):

– Cách kể đậm phong cách sử thi Hi Lạp: vừa chậm rãi, vừa tỉ mỉ, trang trọng. Ở đoạn trích này Pê-nê- lốp nghi ngờ, không tin Uy-lít-xơ là người chồng xa cách của mình. Do đó kiểu kể chuyện tỉ mỉ này tạo ra những đoạn đối thoại mang hình thức thăm dò, thử phản ứng từ đó dẫn tới bản chất của vấn đề.

– Để khắc họa bản chất nhân vật, Hô-me-rơ thường sử dụng hình thức gọi nhân vật bằng cụm danh – tính từ rất phổ biến trong sử thi Hi Lạp: Pê-nê-lốp thận trọng, nhũ mẫu Ơ-ri-clê hiền thảo, Uy-lít-xơ cao quý và nhẫn nại,…

– Biện pháp nghệ thuật được Hô-me-rơ sử dụng: biện pháp so sánh có đuôi dài, Hô-me-rơ đã ví niềm vui tái ngộ của Pê-nê-lốp với Uy-lít-xơ cũng giống như hạnh phúc của con người thoát nạn biển khơi. Vế so sánh được nói trước, dài hơn với hình ảnh cụ thể, sinh động, như cái đòn bẩy nghệ thuật nhằm tôn lên sự việc được so sánh, tạo hiệu quả đặc biệt cho câu văn.

Xem thêm:  Suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo anh minh năm 2021

Luyện tập

Câu 2 (trang 52 sgk Văn 10 Tập 1):

Khi tôi từ phòng tắm bước ra, thoát khỏi dáng vẻ một tên ăn mày, tôi ngồi đối diện với vợ mình, và nói chuyện với nàng. Ta có chút trách móc nàng vì quá sắt đá. Ta bèn sai gia nhân kê giường riêng để tôi ngủ một mình. Vợ ta, Pê-nê-lốp thận trọng đáp lời. Nàng nói rằng nàng không coi thường ta, cũng không ngạc nhiên đến rối trí, tiếp đó, nàng nói với gia nhân khiêng chiếc giường do chính tay ta làm ra khỏi gian phòng. Cả hai ta đều biết chiếc giường ấy, ngoài thần linh ra, không ai có thể di chuyển nó. Ta hốt hoảng, hỏi dồn, không biết ai đã xê dịch chiếc giường, ta nói lại từng chi tiết về chiếc giường cưới. Ta nhớ rõ vì chính ta làm ra chiếc giường ấy. Sau khi ta nói xong, vợ ta bủn rủn chân tay, ta biết nàng đã nhận ra ta chính là chồng nàng. Nàng đã chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ ta và nói những lời âu yếm. Rồi ta ôm lấy vợ mình, không ngăn nổi dòng nước mắt.

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua đoạn trích sử thi Ô-đy-xê, học sinh phân tích được nghệ thuật kể chuyện và chọn lọc chi tiết đặc sắc của tác giả Hô-me-rơ. Từ đó, học sinh thấy được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp.

Xem thêm:  Nêu đề tài chính của bài thơ Tỏ lòng

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu