/tmp/xejzs.jpg
Câu 1 (trang 166 sgk Văn 9 Tập 2):
Hồi bốn, các sự việc diễn ra chủ yếu ở gia đình Thơm – Ngọc. Trước cái chết của cha, Thơm dần dần nhận ra bộ mặt phản bội của Ngọc. Cô vô cùng đau xót, ân hận. Thái và Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm, được Thơm che giấu và cứu thoát.
Câu 2 (trang 166 sgk Văn 9 Tập 2):
Tình huống kịch bất ngờ, gay cấn trong hồi bốn: Ngọc dẫn bọn lính đi lùng bắt cán bộ và du kích. Thái và Cửu bị Ngọc và đồng bọn đuổi bắt lại chạy đúng vào nhà Ngọc. Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa chọn: hoặc là để cho Ngọc bắt cán bộ, hoặc là che giấu họ ngay trong nhà. Bằng việc che giấu cho hai người, Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng.
Tình huống kịch: sự xuất hiện của hai người cán bộ cách mạng ở Lớp II đã đẩy mâu thuẫn kịch phát triển theo một chiều hướng khác. Trong hoàn cảnh bị địch truy bắt, lòng tin của những người cán bộ cách mạng đối với quần chúng nhân dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng, liên quan đến sinh mệnh của mỗi người, rộng hơn nữa là liên quan đến sự thành bại của cách mạng.
Câu 3 (trang 166 sgk Văn 9 Tập 2):
Khi Thơm thấy hai người cán bộ cách mạng, cô không hề hoảng hốt mà chủ yếu là bất ngờ. Ngay sau đó, cô đã quyết định phải bảo vệ cán bộ cách mạng. Cô nhanh trí đẩy họ vào buồng trong – nơi mà theo phong tục của nhiều dân tộc thiểu số là cấm kị đối với người lạ. Chính điều đó đã tránh được sự nghi ngờ của Ngọc.
Lúc đầu, Thơm giả bộ ngọt ngào với chồng, lại còn tỏ ra ân hận về những lời nói không phải với chồng trước đó để Ngọc không nghi ngờ gì.
Sau đó lại cố tình nói to lên để hai cán bộ cách mạng không đi ra ngoài theo lối vườn sau – nơi đã bị đồng bọn của Ngọc đứng sẵn ở đó.
Cuối cùng, Thơm tìm cách đẩy chồng đi để nhanh chóng giải thoát cho hai người cán bộ. Tuy như vậy là mâu thuẫn với ý định ban đầu giữ chồng ở nhà của Thơm, nhưng may mắn là Ngọc không có nghi ngờ gì cả.
⇒ Sự chuyển biến trong hồi bốn của Thơm thể hiện sự nhanh trí và có phần gan dạ của cô, nó còn thể hiện lòng tin với Đảng, với cách mạng và tình yêu đất nước của nhân vât. Đồng thời nó cho thấy sức mạnh của quần chúng nhân dân trong cách mạng.
Câu 4 (trang 166 sgk Văn 9 Tập 2):
Ngọc đã bộc lộ đầy đủ bản chất của một tên Việt gian bán nước. Vốn chỉ là nhà nho địa vị thâp kém hắn đã nuôi tham vong về địa vị và tiền bạc. Khởi nghĩa nổ ra, hắn làm tay sai cho giặc, dẫn quân Pháp về đánh căn cứ khởi nghĩa, sau đó lại ra sức truy lùng những người cách mạng. Bản chất xấu xa của Ngọc dẫu được che giấu nhưng vẫn dần hiện ra.
Trong hổi bốn, Thái và Cửu bị giặc truy đuổi, lại chạy nhầm vào chính nhà tên Ngọc. Thái đã hết sức bình tĩnh, sáng suốt, đồng thời rất tin tưởng vào sự ủng hộ của quần chúng, ngay cả khi đó là vợ của một tên Việt gian. Trong khi đó, Cửu có phần nôn nóng, thiếu chín chắn anh nghi ngờ Thơm, thậm chí còn định bắn cô.
Câu 5 (trang 167 sgk Văn 9 Tập 2):
Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng thành công ở tạo dựng tình huống kịch bộc lộ xung đột, tổ chức đối thoại, thể hiện tậm lí và tính cách nhân vật.