/tmp/ynatj.jpg
Câu 1 (trang 157 sgk Văn 9 Tập 1):
Bố cục: theo mạch kể về quan hệ của nhân vật trữ tình với trăng ở hai thời đoạn:
– Hồi nhỏ rời chiến tranh, con người sống ở đồng, ở bể, ở rừng gần với thiên nhiên, “hồn nhiên như cây cỏ”, thì vầng trăng thật gần gũi thành tri kỉ.
– Sau chiến tranh, con người về thành phố quen dần với tiện nghi và không gian đô thị, vầng trăng thành xa lạ như “người dưng qua đường”. Đây chính là bước ngoặt để tác giả bộc lộc cảm xúc, chủ đề của tác phẩm.
Câu 2 (trang 157 sgk Văn 9 Tập 1):
* Vầng trăng là hình ảnh thơ đặc sắc, mang nhiều tầng ý nghĩa:
– Vầng trăng là hình ảnh thực của tự nhiên, hồn nhên, tươi mát và vĩnh hằng.
– Mang ý nghĩa biểu tượng:
+ Là người bạn tri kỉ, với tình cảm bình dị, trong sáng với một người lính suốt từ thuở nhỏ đến thời kỳ chiến tranh ở rừng.
+ Biểu tượng quá khứ tình nghĩa. Hơn thế trăng còn là biểu tượng của vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng đời sống.
* Khổ thơ cuối thể hiện rõ nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của bài thơ: Mặc cho con người vô tình trăng vẫn cứ tròn vành vạch. Trăng ở đây được nhân hóa trở thành biểu tượng của quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên chẳng phai mờ, biểu tượng tấm lòng trong sáng, vô tư mà không đòi hỏi đền đáp.
Câu 3 (trang 157 sgk Văn 9 Tập 1):
– Kết cấu bài thơ dựa theo mạch tự sự, vừa được triển khai như lời tâm sự của nhân vật trữ tình về quan hệ giữa mình với vầng trăng theo thời gian.
– Giọng điệu bài thơ: khi nhịp nhàng, khi trầm lắng suy tư.
→ Tác dụng: góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình khi nghĩ về quá khứ gian lao, với đồng đội, chiến tranh.
Câu 4 (trang 157 sgk Văn 9 Tập 1): Bài thơ ra đời năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau 3 năm kết thúc chiến tranh, tác giả cũng như nhiều người lính trở về thành phố sinh sống quen dần với cuộc sống đô thị trong thời bình. Qua biểu tượng vầng trăng, tác giả gợi nhớ những kỉ niệm trong quá khứ. Đồng thời bài thơ cũng là lời tự nhắc nhở về tình nghĩa thủy chung với quá khứ gian lao, với đồng đội, nhân dân.
Bài thơ có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta về thái độ sống, đạo lí của dân tộc: “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Gặp lại vầng trăng như được gặp lại một người bạn tri kỉ, một thời gắn bó với những kỉ niệm trong quá khứ mà lâu nay tôi đã lãng quên, hờ hững. Mặc cho tôi có vô tình quên mất người bạn ấy, vầng trăng vẫn cứ lặng lẽ nhìn tôi một cách trìu mến, thân thương khiến tôi “giật mình”. Có lẽ cái giật mình ở đây là sự ân hận, của sự xấu hổ khi đã hờ hững, lãng quên với những điều tốt đẹp đã qua, những gian khó nhưng thấm đượm nghĩa tình đồng đội, nhân dân.
Bài thơ là lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu. Đồng thời cũng là lời nhắc đến chúng ta về đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.