Phân tích bài thơ Vội Vàng khổ 3 | Myphamthucuc.vn

Phân tích bài thơ Vội Vàng khổ 3 – Bài mẫu 1


          Vội vàng được đánh giá là một bài thơ rất Xuân Diệu, mang đậm chất hồn và nét phong cách riêng của thi nhân in dấu vào trong từng nhịp thơ, từng điệu hồn thơ, và khổ thơ thứ 3, khổ thơ cuối cùng này chính là sự lên ngôi của tinh thần thơ Xuân Diệu một cách mạnh mẽ nhất.

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

        Vội vàng được đánh giá là một bài thơ rất Xuân Diệu, mang đậm chất hồn và nét phong cách riêng của thi nhân in dấu vào trong từng nhịp thơ, từng điệu hồn thơ, và khổ thơ thứ 3, khổ thơ cuối cùng này chính là sự lên ngôi của tinh thần thơ Xuân Diệu một cách mạnh mẽ nhất.

        Thơ Xuân Diệu bao giờ cũng thổi đến tâm hồn người đọc nhịp đập căng tràn, hối hả của một trái tim yêu đời, yêu sống, và nhất là thái độ sống vội vàng cuống quýt để tận hưởng và tận hiến với cuộc đời. Nhưng nếu như Hàn Mặc Tử cũng mang một tấm chân tình với lòng yêu sống và ham sống mãnh liệt, cũng hối hả cuống quýt trong từng phút giây để được sống, thì đó mang tính chất khác hẳn với thơ Xuân Diệu vì đó là sự vội vàng, cuống quýt của một hồn thơ đau luôn nơm nớp lo sợ về lưỡi hái của tử thần. Còn cái vội vàng của Xuân Diệu là cái vội vàng vì ám ảnh bởi sự chảy trôi vô hạn của thời gian, vì muốn khao khát những mùa hoa, mùa yêu để nó chưa ngả sắc phai tàn. Vậy nên “ôm, riết, say, thâu, cắn” một loạt những động từ mạnh là cách diễn tả rõ nét, mãnh liệt nhất lòng ham sống cuồng nhiệt của Xuân Diệu. Cụm từ “ta muốn ôm” đứng ở giữa dòng thơ, như cái dang tay đầy âu yếm, đầy ham hố vồ vập của thi nhân muốn ôm cho trọn, thâu cho hết bàn tiệc nhân gian đẹp đẽ, ngập tràn xuân sắc rạo rực xuân tình này. Điệp từ “ta muốn” điệp lại ba lần ở đầu mỗi câu thơ là một cách nhấn mạnh rõ ràng niềm bỏng cháy mãnh liệt và sự khát khao vô biên của cái tôi cá nhân đầy mãnh liệt, hăng say. Trước đó, trong thơ trung đại ham muốn của cái tôi cá nhân luôn là điều cấm kỵ, khắc lại cái phi ngã để hòa vào cái chung, vậy nên trong thơ cổ, những câu thơ thể hiện sử sở hữu cá nhân là điều cấm kị, và tâm tư của thi nhân chủ yếu sẽ thường được ẩn mình trong những bức tranh phong cảnh. Do đó, mà rất khổ để cảm nhận được ra nét riêng trong điệu hồn của một nhà thơ nào đó, vì nó đã được tước hết những sơ nguyên ban đầu của tâm cảm, mà thay vào đó, là những nỗi niềm thế thời. Sự đối sánh này là một bản lề để ta nhìn ra phần nào nét mới mẻ trong thơ Xuân Diệu, cũng là sự lột xác lớp vỏ tâm tình đã cũ của thơ xưa để khoác lên mình một tấm áo mới.

Xem thêm:  Lý thuyết GDCD 12: Bài 6. Công dân với các quyền tự do cơ bản | Myphamthucuc.vn

       Ở khổ thơ cuối, thi nhân hiện lên vừa như người nghệ sĩ chếnh choáng trong men say của nghệ thuật, đi hút cạn những niềm thơ vơi đầy từ cảnh sắc thiên nhiên để đem chất thơ ấy lên trang thơ, mà dẫn đường cho người đọc đến xứ sở của cái đẹp.  Lại vừa như một người tình nhân chếnh choáng trong men say của ái tình, vì thế khiến cho hình ảnh thơ hiện lên thật giàu sức gợi, và cứ vang lên những nhịp đập hối hả giục giã trong tâm hồn người đọc.

 “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”.

       Có mong ước nào vồ vập, cuống quýt và táo bạo như Xuân Diệu, nhà thơ coi mùa xuân là nàng xuân đang mang những hương sắc của tình yêu và sự sống đến muôn nơi. Từ “cắn” thực sự đã lột tả được chính xác tinh thần và điệu hồn trong thơ Xuân Diệu, thơ ông bao giờ cũng là thể hiện của những cảm xúc ái tình, của những lời yêu gọi mời trong gió. Nó là khát khao, mà cũng là một lời tỏ bày đầy tha thiết của cái tôi Xuân Diệu, cảm tưởng như nhà thơ đã từng nói trước đó:

Muốn ngoạm sự sống để làm êm nỗi khát thèm

       Nên thật dễ hiểu khi nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận xét:

Xuân Diệu đã mang một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lạnh lẽo này, và lúc nào lòng thi nhân cũng rộn ràng để mang phấn thông của tình yêu gửi đến muôn nơi”.

      Có lẽ điệu sống ấy, chất trẻ ấy, và chất mơn mởn xuân tình ấy đã khiến độc giả không thể khước từ Xuân Diệu, chỉ muốn mượn câu thơ của thi nhân để hát lên những điệu hồn trong tâm hồn mình.

Xem thêm:  Lý thuyết Sử 11: Bài 24. Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 | Myphamthucuc.vn

Phân tích bài thơ Vội Vàng khổ 3 – Bài mẫu 2

Phân tích bài thơ Vội Vàng khổ 3 | Văn mẫu 11 hay nhất

       Hoài Thanh đã từng nhận xét rằng: “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dạt dào chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này”. Đúng thật vậy, Xuân Diệu luôn để lại những vần thơ gây thổn thức, tràn đầy năng lượng, nhiệt thành với cuộc sống cho người đọc. Vội vàng chính là bài thơ chuyển tải sâu sắc nỗi ám ảnh về thời gian và khao khát níu giữ, cuống quýt với cuộc sống tươi đẹp của thi nhân. Đó là tiếng lòng của một trái tim sục sôi sức sống của nhà thơ sẽ rõ ràng hơn trong đoạn thơ cuối của bài thơ Vội Vàng

       Đoạn ba của bài thơ mở ra một trang sách của khát vọng tràn đầy, tâm hồn hết mình, vội vã với cuộc sống. Con người chẳng thể nào níu giữ lại mà chỉ còn cách chạy đua hết mình để bắt kịp trong cuộc chạy marathon này trước sự chảy trôi của thời gian. Và đó cũng là lí do nhà thơ gọi đây là vội vàng, những điều đổi thay quanh ta phải vội để nhận ra, vội đón những điều tươi đẹp của cuộc sống trước khi không còn cảm nhận thấy nó được nữa:

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm” 

        Câu cảm thán ở đầu đoạn cũng như một lời khẳng định, thúc giục sự tăng tốc cần phải nhanh chóng của con người để mọi điều tuyệt vời của cuộc sống, thiên nhiên nơi trần thế muôn màu muôn vẻ này đều có thể tận hưởng được tròn đầy. Nhà thơ một lần nữa thể hiện khát vọng yêu và được yêu một cách mạnh mẽ, tràn đầy. Cụm từ “mau đi thôi” là lời thúc giục  đầy chân thành của một người nhận thức được quy luật của cuộc sống, nhà thơ mong mọi người có thể kịp thời, kịp lúc để yêu thương và sống trọn vẹn với cái tuổi xuân tươi đẹp của đời người trước khi nó qua đi.

        Thời gian của tạo hóa sẽ chẳng lúc nào chiều theo lòng người, nếu ngồi đó chờ đợi chì chẳng mấy chốc lại hối tiếc. Nhà thơ đặt sự nồng nhiệt, thiết tha vào trong câu thơ:

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”

        Đọc những câu thơ ta cảm nhận ngay được nhịp thơ, tiết tấu lúc này có sự tăng tốc nhanh hơn như chính châm ngôn nhà thơ muốn giục giã mọi vậy. thì đến với Ở đoạn thơ này ông khao khát sống vội, sống gấp và chúng ta thấy được Xuân Diệu khi đã nhận thức rõ về mọi thứ ở những dòng thơ trong khổ một, khổ hai. Ý nghĩa của việc sống nhanh ở đây không phải chỉ là sống thật nhanh cho qua ngày một cách rỗng tuếch mà là sống vội từng giây từng phút để tận hưởng trọn vẹn hết tất cả tinh hoa, hương trời mà tạo hóa ban tặng cho con người. Điệp từ “ta muốn” được tạo thành một cấu trúc đều đặn, lặp lại nhưng rất tài tình để thấy được sự hối hả, niềm ước muốn từ sâu thẳm trái tim để mong được sống thật đẹp, trọn vẹn những ngày còn trẻ trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Cùng với đó là những động riết, say, thâu, cắn càng chứng tỏ hơn nữa trái tim cuồng nhiệt đến điên dại, vồ vập của tác giả. Sự tăng tiến rõ rệt hơn trong từng ước muốn, bởi chẳng bao giờ là đủ để nắm trọn vẹn mọi thứ tươi đẹp của cuộc đời. Có thể quay lại nhiều mùa xuân kế tiếp nhưng khi đó chưa chắc rằng ta còn có thể ngắm nhìn mùa xuân tươi đẹp đấy lại lần nữa. Động từ cắn được đặt ở dòng cuối cùng là sự kết thúc của những ước muốn, lúc này nhà thơ như muốn được chiếm hữu mọi thứ vào trong lòng mình.

Xem thêm:  So sánh nhịp 2-4 3-4 4-4 giống nhau, khác nhau | Myphamthucuc.vn

        Xuân Diệu chưa dừng lại ở đó, các tính từ “no nê, choáng, đã đầy” thật sự rất rõ ràng, chân thực nhất khẳng định một tâm hồn của người không lúc nào ngừng suy nghĩ sẽ hòa mình vào thiên nhiên, đất trời, cuộc sống này. Sự cộng hưởng của cách dùng từ, nghệ thuật điệp từ, sắp xếp từ ngữ trong những dòng thơ ít ỏi nhưng mở rộng ra rất nhiều, bao quát như một cái dang tay khổng lồ dang ra thâu tóm hết trọn tất cả vào lòng cảm nhận, sống hết mình. Ở đây Xuân Diệu đi từ những cái cá nhân, riêng tư rồi tinh tế mở nó ra thành cái chung, rộng lớn. Thi sĩ không phải ích kỷ chỉ muốn hưởng trọn cái đẹp của đất trời mà luôn không ngừng muốn sống đẹp, cống hiến hết lòng cho đất nước, vũ trụ.

       Khổ thơ cuối khép lại nguyên bài thơ với những dòng thơ rất đặc biệt, lạ nhưng rất có tính kêu gọi, thuyết phục cao. Từ cách dùng từ, đặt câu, nghệ thuật đặt để vào khiến cho nỗi lòng của nhà thơ nhanh chóng được bộc lộ rõ ràng, đầy đủ. Tuổi trẻ hãy nên sống hết mình, làm điều mình, đi đến nơi mình chưa từng và không ngừng yêu thương nhiều hơn để thanh xuân sẽ trọn vẹn tươi đẹp.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập