/tmp/knsmr.jpg
Bài văn Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 10.
Nếu như Nguyễn Du được xem là đại thi hào không chỉ của văn học Việt Nam mà còn là của văn học thế giới thì Truyện kiều là kiệt tác làm nên tên tuổi đó của ông. Lật dở từng trang Truyện Kiều, người đọc như có cảm giác đang chứng kiến cuộc đời đầy đau thương, mát mát của thân phận nàng Kiều. Đoạn trích “Nỗi thương mình” như cứa vào long người những vết thương sâu khi Thúy Kiều rơi vào cảnh khốn cùng, bi đát.
“Nỗi thương mình” kể về chuỗi ngày nhiều đau đớn và nước mắt của Thúy Kiều mắc lừa Sở Khanh và bị bán vào lầu xanh, dưới bàn tay của mụ Tú Bà ghê tởm. Cuộc đời nhơ nhớp, ô nhục của Thúy Kiều bắt đầu từ đây. Bằng niềm xót thương vô hạn cho nhân vật của mình, Nguyễn Du như nhỏ máu trên từng trang viết khi kể về cuộc đời Thúy Kiều. Những câu thơ mở đầu vén màn cho cuộc sống chốn lầu xanh phong trần, nhiều nhơ nhớp mà Thúy Kiều phải chịu đựng:
Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc vui đầy tháng trận cười suốt đêm
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh
Những hình ảnh mang tính chất ước lệ “Bướm lả ong lơi” “cuộc vui”, “trận cười suốt đêm…đã khiến người đọc liên tưởng đến khung cảnh nhộn nhịp, không thiếu vắng tiếng cười đùa, giỡn chơi với nhau. Một nơi “mua người bán người” như bao phủ lấy đoạn thơ, bao phủ lấy thân phận bé nhỏ của người con gái ấy. Đặc biệt hai điển cố Tống Ngọc và Trường Khanh để chỉ những khách làng chơi không bao giờ thiếu thốn ở những nơi như thế này. CUộc sống tưởng chừng như vui vẻ, tràn ngập tiếng cười như vậy nhưng lại là ngục tù đày đọa thân xác của Thúy Kiều.
Thả mình vào không gian như thế này, Thúy Kiều đau đớn và xót xa:
Khi tỉnh rượu lúc canh tàn
Giật mình, mình lại thương mình xót xa
Trong không khí như thế này thì “rượu” chính là thứ để Thúy Kiều mượn tạm để giải sầu cho khuây khỏa, cho đỡ buồn chán và tẻ nhạt. Những lúc rượu tỉnh và đêm đã khuya thì nàng mới “giật mình” “thương mình xót xa”. Phép điệp từ “mình” của Nguyễn Du một lần nữa lại gieo vào long người nỗi xót xa vô hạn. Thương cho phận người con gái long đong, thương cho số phận bạc bẽo nương nhờ chốn phong trần.
Thúy Kiều đã có những tháng năm đày đọa thân xác nơi chốn nhơ nhuốc, dơ bẩn này:
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bất thân
Không ai thương cho phận mình nên Thúy Kiều tự ôm lấy mình mà khóc, mà sầu, mà đau. Cuộc vui chóng tàn, người rồi cũng đi, cô đơn bóng lẻ. Tác giả đã ẩn dụ hình ảnh « hoa tàn » để nói lên cuộc đời bị chà đạp, vùi dập không thương xót của người con gái mỏng manh này. Một xã hội nhơ nhớp, chỉ toàn những điều xấu xa, con người yếu đuối thường rất dễ bị vùi dập và chà đạp như vậy.
Khung cảnh lạnh lẽo, cô đơn ấy khiến cho THúy Kiều tưởng chừng như mình đã chết :
Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngâm bốn bề trăng thâu
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Đòi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt nét cờ dưới hoa
Giữa chốn lầu xanh dơ bẩn như thế này Thúy Kiều chỉ biết làm ạn với thơ, với họa, với đàn. NHưng nó lại khiến cho người con gái mỏng manh ấy cô đơn, xót xa. Nàng không còn cảm thấy đam mê là nguồn sống nữa. Nỗi buồn bao phủ lấy cả cảnh vật nơi đây khiến cho cảnh cũng có tình, cũng biết buồn, biết gieo nỗi sầu như chính con người vậy.
Với biện pháp tả cảnh ngụ tình rất tinh tế và điêu luyện, Nguyễn Du đã khắc họa tâm trạng nhân vật Kiều một cách chân thực và rõ nét nhất. Nỗi buồn chồng chất nỗi buồn khiến cho người con gái ấy tưởng chừng như gục ngã.
Sống giữa chốn lầu xanh, Thúy Kiều phải gồng mình để sống, cố gắng để sống mà như đã chết:
Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai
Niềm vui với Thúy Kiều không hề trọn vẹn, chỉ là “gượng” để cho người ta thấy, cho người ta biết nhưng thực ra trong lòng lại không “mặn mà với ai”.
Như vậy, chỉ với một đoạn thơ ngắn nhưng Nguyễn Du đã khiến cho người đọc không thể nén được cảm xúc khi người con gái tài sắc vẹn toàn ấy lại rơi vào bế tắc và khốn cùng như vậy.
Thúy Kiều đã lấy đi không ít nước mắt của người đọc và lấy đi không ít tâm huyết và tình yêu thương của Nguyễn Du.