/tmp/uvjjz.jpg
Bài văn Nghị luận về vấn đề trang phục học đường gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 8.
Tục ngữ có câu “Cái răng, cái tóc là gốc con người”. Đầu tóc, vẻ bề ngoài, trang phục thể hiện được tính cách, văn hóa của một người. Chính vì vậy, việc lựa chọn trang phục đối với mỗi người là rất quan trọng, đặc biệt là trang phục của học sinh ngày nay.
Trang phục bao gồm quần áo, giày dép, túi xách và những phụ kiện đi kèm như vòng tay, vòng cổ,… Trang phục của học sinh là bộ quần áo đồng phục khi đi học; là những bộ quần áo đơn giản, hợp lứa tuổi khi ở nhà, đi chơi. Khi đến trường, học sinh mặc những tấm áo trắng với phù hiệu của trường, mặc quần âu tím than, gợi một vẻ trong sáng hay học sinh khoác trên mình bộ áo dài duyên dáng, cũng có trường đồng phục là những chiếc váy xếp, quần tây. Tuy không quá rực rỡ, nổ bật nhưng quần áo đồng phục vẫn rất đẹp. Còn khi ở nhà, đi chơi, những chiếc quần ngố, áo phông, sơ mi lại rất phù hợp. Trang phục không cầu kì mà vẫn đẹp.
Nhưng ngày nay, rất nhiều học sinh ăn mặc lố lăng, không phù hợp với lứa tuổi. Những bộ đồng phục giúp những học sinh dù giàu hay nghèo cũng trở nên bình đẳng. Thế nhưng, nhiều học sinh dù giàu hay nghèo vẫn muốn “chơi trội”, khi đến trường thì làm cho những bộ đồng phục trở nên “biến dị”. Những chiếc quần đồng phục được cắt sửa, bó sát vào cơ thể, những chiếc váy đồng phục thì được cắt cho thật ngắn. Rồi trên mặt những học sinh nào ấy nào là phấn son, tóc để xõa, lòa xòa, nhuộm xanh, nhuộm đỏ. Con trai thì vuốt tóc dựng ngược, trông như những cái đinh. Con gái đi giày cao gót, con trai đi dép tông, trông thật lố lăng, không giống như đang trong trường học,mà như một sàn diễn “thời trang”. Còn khi ở nhà, đi chơi, những bộ trang phục càng trở nên lố lăng hơn. Những nữ sinh “thùy mị” thì mặc những cái quần bó gấu, rách, hay những chiếc quần soóc siêu ngắn, những chiếc áo dây hở hang, trên mặt thì trang điểm thật đậm, chân đi những đôi guốc siêu cao. Còn nam sinh thì mặc những chiếc quần mài, rách, đôi khi còn có cả vết săm trên người. Chắc hẳn, nhìn những người như vậy, ít ai nghĩ họ là học sinh, là lứa tuổi trong sáng.
Nguyên nhân của hiện tượng này thì có rất nhiều, công nghệ thông tin phát triển đồng nghĩa với việc con người tiếp xúc nhiều hơn với mạng thông tin. Học sinh cũng vậy, tiếp xúc với những điều tốt và cả xấu. Điều đó cũng ảnh hưởng không hề nhỏ tới cách ăn mặc của học sinh ngày nay. Có những cô cậu học trò muốn thể hiện mình đẹp, giỏi và muốn thể hiện “đẳng cấp”, họ đã đua đòi, học thói hư, tật xấu, ăn mặc sao cho thật mốt, sành điệu để trở thành “công chúa, hoàng tử” xinh đẹp. Họ không hiểu rằng ăn mặc như vậy tuy mốt nhưng rất lố lăng, không phù hợp với lứa tuổi. Có những người bị bạn bè lôi kéo, rủ rê nên đánh mất bản thân vào ăn chơi, lúc nào cũng đua đòi làm đẹp, sành điệu. Cách ăn mặc tưởng chừng là “đẹp” ấy lại đem lại rất nhiều tác hại… Trang phục phản ánh văn hóa, nhân cách của mỗi người. Đánh giá một người là học sinh ngoan giỏi đâu phải là đánh giá học lực mà đạo đức còn vô cùng quan trọng. Khi đến trường, mặc đồng phục chỉnh tề, trang nghiêm, đầu tóc gọn gàng; ở nhà, đi chơi ăn mặc đơn giản thì hẳn ai nhìn cũng thấy mến ta, có thiện cảm với ta, dù ta học lực chưa giỏi. Nhưng có người tuy học giỏi nhưng ăn mặc lố lăng, lôi thôi thì chẳng ai thấy thiện cảm, chỉ muốn tránh xa. Mình tưởng ăn mặc “hợp mốt” là người bị người ta chê, cảm thấy các cảm, không muốn giao lưu, tiếp xúc vơi mình. Vậy tại sao phải thật mốt? Nhìn học sinh như vậy, người ta sẽ đánh giá là kẻ có chữ nhưng không có văn hóa, hiểu thế nào. Hơn nữa, việc chạy theo mốt còn kém. Hết chạy theo mốt này, rồi mốt kia, biết bao nhiêu tiền cho vừa. Rồi việc chạy theo mốt khiến cho kinh tế gia đình tốn kém, tốn nhiều thời gian, không còn thời gian để học tập, việc học hành lơ là, giảm sút, vừa ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của bản thân, vừa khiến bố mẹ lo lắng, đau lòng. Là học sinh, hành động đó không thể chấp nhận được. Có những người khi đã xinh đẹp và sành điệu rồi thì trở nên kiêu kì, lúc nào cũng coi thường, chê bai người khác, nhiều khi nói những lời khiến mình trở thành kẻ hợm hĩnh, khiến người khác tổn thương, tránh xa mình. Thậm chí khi hết tiền mua đồ họ lại nghĩ đến việc trộm cắp tiền. Là học sinh, hành động đó là không thể chấp nhận được.
Mỗi chúng ta, là học sinh, đã có ý thức, suy nghĩ hiểu biết, phải luôn biết cách chọn trang phục. Trang phục phải phù hợp với lứa tuổi, thể hiện sự trong sáng của tuổi học trò và phải phù hợp với kinh tế gia đình. Mỗi người phải biết suy xét thật kĩ trước khi lựa chọn, mua trang phục. Học sinh không nên đua đòi, chạy theo mốt này, mốt nọ, phải có suy nghĩ đúng đắn về trang phục. Hơn nữa, nhà trường cần phải nghiêm ngặt hơn trong việc quản lí học sinh về trang phục, nhân cách. Gia đình cũng cần quan tâm hơn về cách ăn mặc của con cái. Hãy ăn mặc thật đơn giản, phù hợp mà lại thật đẹp, các bạn nhé!
Mặc trang phục là để cho người khác ngắm, nhưng với cách ăn mặc lố lăng thì không ai muốn ngắm, đặc biệt là ở lứa tuổi học đường ngày nay. Tự tin, trong sáng và văn hóa là những gì ta nhận được khi ta ăn mặc thật đẹp, phù hợp với lứa tuổi. Hơn nữa, còn được mọi người yêu mến, ngắm nhìn. Chính vì vậy, mỗi học sinh chúng ta hãy luôn mặc thật phù hợp với mình, không nên đua đòi, chạy theo mốt mới.