Có Nên Đi Lăn Kim Trị Mụn Ẩn : Tác Dụng Và Những Lưu Ý Cần Tránh

Trên các diễn đàn làm đẹp, có rất nhiều người phản ánh tình trạng da bị nổi mụn sau lăn kim. Điều này khiến không ít “cư dân mạng” hoang mang. Tuy nhiên, có thật sự phương pháp lăn kim là nguyên nhân khiến da bị nổi mụn? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Phương pháp lăn kim là một phương pháp làm đẹp khá phổ biến và đem lại hiệu quả cao trong điều trị các vấn đề về da như sẹo rỗ, sẹo thâm, nám, xóa nếp nhăn, trẻ hóa da. Phương pháp này được ứng dụng từ những năm 1990 trong ngành thẩm mỹ. Không bao lâu sau khi đưa vào thực hiện, lăn kim đã trở thành một xu hướng làm đẹp trên toàn thế giới.

Đang xem: Lăn kim trị mụn ẩn

*

Lăn kim là phương pháp làm đẹp quá phổ biến

Có nên lăn kim không?

Phương pháp lăn kim là một liệu pháp thay da vi điểm (Micro-needling Therapy), hay liệu pháp tăng sinh collagen (Collagen Induction Therapy). Những đầu kim lăn tác động trực tiếp vào da, tạo những tổn thương giả kích thích da tăng sinh collagen, elastin mạnh mẽ, tái tạo làn da mới.

Bạn có nên lăn kim khi gặp một trong các hư tổn trên da như: lăn kim trị mụn ẩn, nếp nhăn, thâm nám, sẹo lõm, sẹo rỗ, vết rạn,… câu trả lời là có bởi vì: phương pháp lăn kim dựa vào cơ chế tự lành thương của cơ thể, kích thích da tạo ra các mô tế bào mới, cải thiện da an toàn và hiệu quả.

Lăn kim có tốt không?

Lăn kim sẽ tốt nếu thực hiện đúng cách và phù hợp với từng vấn đề cần khắc phục trên da nhưng phương pháp này sẽ gây tổn thương và chảy máu nên các dụng cụ thực hiện phải được vô trùng, vệ sinh theo đúng quy định của bộ Y Tế. Việc lăn kim sai quy cách, sử dụng kim lăn không phù hợp hoặc lăn quá nhiều sẽ khiến các mao mạch bị vỡ và làn da trở nên xơ cứng.

Xem thêm:  Top 7+ Kem Trị Mụn Da Liễu Khuyên Dùng &Ndash; Gumoskin, Kem Trị Mụn Bác Sĩ Da Liễu Khuyên Dùng

Vì vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả bạn có nên lăn kim không?, lăn kim sẽ giúp da bạn tự tái tạo an toàn nhưng không phải ai cũng có thể lăn kim, điều này phụ thuộc vào bệnh lý, cơ địa da của mỗi người. Nên đến bác sĩ da liễu để được khám và tư vấn chi tiết phương pháp điều trị thích hợp nhất cho da của bạn.

Lăn kim có phải nguyên nhân gây ra mụn không?

Theo nghiên cứu, tài liệu và thực tế cho thấy lăn kim không phải là nguyên nhân của việc da nổi mụn. Nếu trong trường hợp bạn đang có những mụn viêm, mụn mủ thì các bác sĩ da liễu khuyên bạn không nên thực hiện lăn kim vì có khả năng sẽ làm cho tình trạng mụn trở nên nặng hơn và lây lan rộng.

Lăn kim là một phương pháp làm đẹp an toàn và hiệu quả. Vậy nếu bạn lăn kim xong nhưng bị nổi mụn, thậm chí là nổi mụn khắp mặt, tình trạng tệ hơn trước khi lăn kim thì do đâu?

*

Tại sao mình lại nổi mụn vậy ta?

4 nguyên nhân gây nổi mụn:

1. Do cơ địa:

Da bạn có sẵn mụn ẩn trước khi lăn kim, do đó việc tác động lăn kim kích thích tăng sinh mô làm đầy sẹo, trẻ hóa da đồng thời cũng kích thích những mụn ẩn có sẵn phát triển và trồi lên trên bề mặt da. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, bạn có thể yên tâm. Bên cạnh đó, bạn đừng tự ý nặn mụn để tránh dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, mà hãy đến phòng khám chuyên khoa để được lấy nhân mụn đúng cách nhé.

2. Chăm sóc da:

Không tuân thủ các bước dưỡng da sau lăn kim theo lời dặn của bác sĩ khiến da bị viêm nhiễm và dẫn đến tình trạng nổi mụn. Do đó, sau khi lăn kim, bạn nên áp dụng nguyên tắc 3-4-7 như bác sĩ hướng dẫn để chăm sóc da tốt nhất và đảm bảo hiệu quả điều trị.

Xem thêm:  Cách Trị Mụn Ở Mũi Cho Nam Giới, Nguyên Nhân Gây Mụn Ở Mũi Và Cách Điều Trị

*

Nên áp dụng nguyên tắc chăm sóc da 3-4-7 sau khi lăn kim

3. Cơ sở điều trị:

Vì sao sau lăn kim vẫn bị mụn mặc dù bạn đã tuân thủ những nguyên tắc trên? Câu trả lời là bạn đã chọn sai cơ sở thực hiện phương pháp lăn kim: không soi da, không điều trị mụn trước khi lăn kim, dụng cụ kim lăn không đạt chuẩn y khoa, kim lăn sử dụng nhiều lần cho nhiều người,…. Chính vì thế bạn cần tìm hiểu thật kỹ thông tin về phòng khám, phương pháp sử dụng, người thực hiện trước khi quyết định lựa chọn một địa điểm để thực hiện điều trị.

Xem thêm: Top 5+ Loại Kem Chống Nắng Vichy Có Mấy Loại, Kem Chống Nắng Cho Da Thường, Da Dầu, Nhạy Cảm

Lưu ý khi lăn kim: Trước khi lăn kim da bạn bị mụn ẩn, các lớp da bị sừng hóa dày lên, không lấy nhân mụn được. Lăn kim tác động vào da khiến các mụn ẩn này hiện lên, nên khi lăn kim xong nếu nổi mụn bạn nên đến phòng khám lấy nhân mụn bạn nhé.

Lăn kim trị mụn được không?

Lăn kim trị mụn là cách đẩy nhân mụn từ dưới da lên trên bề mặt da, nhân mụn được xử lý và tránh tái phát mụn. Các loại mụn lăn kim có thể điều trị: mụn bọc, mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn cám, lăn kim trị mụn ẩn… , trường hợp mụn mủ, viêm da quá nặng sẽ được tiến hành lấy nhân mụn trước khi lăn tránh nhiễm trùng da.

Vậy, lăn kim trị mụn có tốt không? Phương pháp lăn kim khi được kết hợp lăn cùng các sản phẩm có khả năng tái tạo, phục hồi theo những đường dẫn sẽ thấm nhanh và sâu vào da giúp điều trị mụn đạt hiệu quả cao nhất.

Xem thêm:  Top 8 Địa Chỉ Trị Thâm Mụn Ở Đâu Tốt Nhất Tp, Top 8+ Spa Trị Mụn Uy Tín Nhất Tại Tphcm

Làm thế nào để không nổi mụn sau lăn kim?

Nếu da bạn có sẵn mụn ẩn, việc nổi mụn sau khi lăn kim là không tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu da bạn không có mụn ẩn, bạn hoàn toàn có thể hạn chế biến chứng nổi mụn (do vệ sinh không đúng cách) bằng việc thực hiện nguyên tắc 3-4-7 dưới đây.

Nguyên tắc 3-4-7 sau khi lăn kim:

3 – Trong 3 ngày đầu sau khi lăn kim: Chỉ sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt. Không được sử dụng bất cứ sản phẩm dưỡng da hay mỹ phẩm trang điểm nào. Nếu thời gian này bạn dùng sản phẩm dưỡng da hay mỹ phẩm trang điểm thì da sẽ bị dị ứng và nổi rất nhiều mụn, vì lúc này da chúng ta đang tái tạo, là lớp da non rất yếu, dễ bị kích ứng.

4 – Từ ngày thứ 4 trở đi: Sử dụng sữa rửa mặt dạng nhẹ, không có hạt lợn cợn (đặc biệt là sữa rửa mặt tẩy tế bào chết rất có hại cho da, làm da bạn bị trầy xước, bong mài sớm). Đồng thời bạn bắt buộc phải sử dụng kem chống nắng trong thời gian này để hạn chế tình trạng nám da, sạm da. Bạn có thể kết hợp sử dụng xịt khoáng mỗi ngày 2 lần giúp bảo vệ da, cung cấp độ ẩm và chất khoáng, làm cho da mềm mại.

*

Rửa mặt với sữa rửa mặt y khoa dịu nhẹ

7 – Từ ngày thứ 7 trở đi: Đây là khoảng thời gian da bắt đầu bong tróc mài, bạn nên tiếp tục sử dụng kem chống nắng và kem dưỡng ẩm hỗ trợ làm đầy sẹo, như Strataderm, A-Derma,… Thoa 1 lớp mỏng ngày 2 lần (sáng, tối), sử dụng đều đặn để giúp vết sẹo mờ dần và co nhỏ.

Xem thêm: Kem Chống Nắng Bioderma Photoderm Max Spf 50 Review, Review 7 Dòng Kem Chống Nắng Bioderma Photoderm

*

Đội ngũ Bác sĩ Da Liễu Doctor Scar

*

(*) Hiệu quả điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, nếu bạn có cơ địa tốt hiệu quả điều trị sẽ đạt cao hơn.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Trị mụn