/tmp/gayjy.jpg
Nội dung bài viết
Bài văn Kể về lễ hội đua thuyền trên sông gồm dàn ý chi tiết, 5 bài văn mẫu được tuyển chọn từ các bài văn đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài viết Tập làm văn lớp 3.
Đề bài:Kể về lễ hội đua thuyền trên sông.
1. Mở bài
– Dẫn dắt, giới thiệu về lễ hội đua thuyền ở quê hương em:
– Lễ hội đua thuyền được tổ chức khi nào? Bao lâu tổ chức một lần?
– Lễ hội được tổ chức ở đâu? (dòng sông/ bãi biển nào)
– Lễ hội có đông đúc người đến xem và được biết đến rộng rãi không?
2. Thân bài
– Trước khi diễn ra cuộc đua:
– Mặt sông/ mặt biển được dọn dẹp, trang trí, sắp xếp để phục vụ cuộc đua như thế nào?
– Hai bên bờ, người đến xem và cổ vũ tập trung ra sao? Họ mang theo những dụng cụ, trang phục như thế nào để xem và cổ vũ?
– Ở vạch xuất phát, các chiếc thuyền đang xếp hàng ra sao? Mỗi chiếc thuyền và người thi đấu có trang phục như thế nào?
– Không khí nơi trường đua ra sao?
– Diễn biến cuộc đua thuyền:
– Những chiếc thuyền lao về phía trước, vượt qua những khúc cua, vượt qua nhau như thế nào?
– Các cầu thủ ra sức chèo thuyền như thế nào? Khán giả hai bên cổ vũ nhiệt tình ra sao?
– Tinh thần thi đấu của các đội như thế nào?
– Kết thúc cuộc đua:
– Mọi người tập hợp về đích để bắt đầu lễ trao giải?
– Đội thắng đã có màn ăn mừng như thế nào? Đội thua có thái độ ra sao?
3. Kết bài
– Suy nghĩ của em về những ý nghĩa, giá trị của lễ hội đua thuyền
– Tình cảm của em dành cho lễ hội đua thuyền
Em sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng – thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Nơi đây có khá nhiều lễ hội nhưng đáng nhớ nhất phải kể đến là lễ hội đua thuyền. Hội đua thuyền được tổ chức vào tháng giêng hàng năm trên dòng sông Hàn, để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống đủ đầy. Sáng sớm tinh mơ ngày diễn ra hội, trưởng lão cùng các đội trưởng đã có mặt để làm lễ, thắp hương trước thuyền, cầu cho lễ hội diễn ra tốt đẹp. Mỗi đội thuyền đua gồm các thanh niên trai tráng khỏe mạnh đến từ mỗi làng, tay đua cùng một đội thì mặc cùng một màu áo để phân biệt với các đội khác. Sau tiếng còi dài báo hiệu, những chiếc thuyền dài được trang hoàng lộng lẫy lập tức rẽ nước phóng đi. Trong tiếng hô, tiếng trống và sự chèo lái nhịp nhàng của các tuyển thủ. Xung quanh bờ sông, người xem lẫn du khách đứng chen chúc, hò reo, cổ vũ vô cùng náo nhiệt, cùng những tiếng trò chuyện, bàn tán xôn xao xem đội nào sẽ chiến thắng. Cuối cùng cũng có một đội về đích, dân làng cùng các tay đua trao nhau những cái ôm thắm thiết để mừng chiến thắng, trên gương mặt mọi người lộ ra niềm vui sướng tột cùng. Các đội thua cuộc cũng không vì thế mà buồn lòng. Vốn là một hoạt động tự phát, nhưng từ lâu lễ hội đua thuyền đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu của người dân Đà Nẵng, được chính quyền ủng hộ và phát huy, để thu hút một lượng khách du lịch tìm về với Đà Nẵng.
Quê hương nơi em sống có biết bao nhiêu lễ hội diễn ra, mỗi lễ hội có một đặc trưng riêng mà em cảm nhận được. Mùa của lễ hội thường xảy ra trong tháng giêng và tháng hai của năm. Bà bảo em rằng tháng một là tháng ăn chơi, tháng ba lễ Hùng Vương sau đó xong xuôi người nông dân mới ra đồng cấy lúa. Biết bao nhiêu lễ hội như thế diễn ra và biết bao trò chơi cũng được mở ra rất náo nhiệt nhưng em thấy vui nhất là lễ hội đua thuyền.
Lễ hội đua thuyền quê em diễn ra vào ngày hội của làng, từ bé em đã được bà dẫn đi xem lễ hội đó. Nó là một lễ hội lớn nhất sau cái Tết nguyên đán ở quê em. Vì nó là hội làng chứ không phải ngày hội của cả nước. Sở dĩ em thích xem đua thuyền không phải vì em thích môn thể thao ấy mà là anh trai em cũng tham gia vào cuộc đua thuyền ấy. Trong làng chia ra là các đội mỗi đội trên một chiếc thuyền. Đội nào thắng cuộc thì sẽ không những được trưởng thôn cấp cho bằng khen mà còn mang lại sự tự hào cho xóm đội của mình. Chính vì sự tự hào cũng như sự ganh đua phân cao thấp giữa các đội nên thấy rất thích nó.
Kết quả là đội của anh to béo thắng, chiến thắng ấy kết thúc cuộc đua năm ấy, có những tiếng hò hét vui mừng của những người cùng đội với anh ấy, và cũng có những tiếng tiếc nuối “Trời ơi!”. Dù sao em cũng cảm thấy rất vui về lễ hội đua thuyền quê em. Nó như sợi dây vô hình thắt chặt tình đoàn kết của nhân dân trong làng.
Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.
Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua.
Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.
Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.
Lễ hội đua thuyền là lễ hội truyền thống của nước ta vào giỗ tổ Hùng Vương hàng năm. Thật may mắn khi em đã có cơ hội chiêm ngưỡng lễ hội náo nhiệt này vào một lần đi chơi cùng với gia đình.
Hôm lễ hội bắt đầu là một ngày nắng đẹp. Hội đua được tổ chức tại một khúc sông tương đối dài, đủ để cho cuộc đua diễn ra thuận lợi nhất. Có rất nhiều chiếc thuyền cùng tham gia, có những chiếc màu vàng, có những chiếc màu đỏ, màu xanh. Mỗi đội có mười hai người, và tùy theo sở thích họ lại mặc những bộ quần áo màu sắc khác nhau để khán giả cũng như trọng tài dễ dàng phân biệt. Chưa đến lúc thi đấu mà khán giả đã đứng kín hai bên bờ sông. Mọi người reo hò cổ vũ cho đội thi mình thích nhất. Không khí vô cùng náo nhiệt. Khi tiếng còi của trọng tài vang lên, lá cờ đỏ tung bay, báo hiệu cho các đội chơi, cuộc thi bắt đầu, các đội đều ra sức chèo lái con thuyền của mình đi nhanh nhất có thể. các chàng trai khỏe mạnh, cường tráng dốc hết sức mình, chèo chống con thuyền chạy phăng phăng trên mặt nước trong tiếng cổ vũ reo hò của mọi người.
Các đội bám sát nhau không rời, không ai nhường ai, ai cũng muốn giành được thắng lợi cho đội mình. Em cảm thấy rất phấn khích khi nhìn các đội sôi nổi, cố gắng từng giây từng phút để vượt lên và chiến thắng. Không khí xung quanh rất náo nhiệt, tiếng reo hò ở khắp mọi nơi. Hội đua kết thúc bằng sự chiến thắng đầy nỗ lực của đội đỏ. Tuy các đội kia thua nhưng cũng tự an ủi bản thân và chúc mừng chiến thắng của đội. Quả là một tinh thần chiến đấu cao đẹp, không ganh ghét đố kị. Bởi vì có lẽ họ biết họ đã làm hết sức rồi. Sự hết sức này tuy không khiến giành chiến thắng cuộc đua, nhưng nó đã khiến giành chiến thắng chính bản thân mỗi con người trên chiếc thuyền.
Hội đua thuyền là một lễ hội vô cùng vui vẻ. Em mong rằng lễ hội này sẽ được giữ mãi cho đến tận mai sau.
Mỗi năm khi mùa xuân đến, quê em lại tổ chức lễ hội đua thuyền. Cả một khúc sông Cà Ty như vào mùa hội.
Không khí của buổi lễ thật náo nức bởi mọi người đã trông chờ từ lâu. Mới sáng tinh mơ, người dân địa phương cùng du khách đã đổ ra hai bên bờ sông. Tiếng trống ếch vang dội khắp nơi. Từng đoàn thuyền đua nhau vào vạch xuất phát. Giữa lòng sông là một chùm bong bóng bay phất phới kèm theo dải lụa đỏ mang dòng chữ “Chúc mừng chiến thắng”. Trên thuyền, các tay đua đã sẵn sàng nắm chặt tay chèo.
Hiệu lệnh vừa nổi lên, các tay đua khom mình gò lưng đẩy mái chèo theo hiệu lệnh của người chỉ huy. Mỗi thuyền mười tay đua, ai nấy đều to khỏe, cánh tay rắn chắc. Trên gương mặt mỗi người mồ hôi ướt đẫm nhễ nhại nhưng ai cũng phấn khởi và thể hiện quyết tâm cao độ của mình.
Những con thuyền băng băng rẽ nước trên sông. Hai bên bờ sông, tiếng reo hò cổ vũ cuồng nhiệt cùng tiếng chiêng trống rền vang cả một khoảng trời. Không khí của lễ hội đua thuyền khiến cảnh ngày xuân thêm tưng bừng, náo nhiệt.