/tmp/rwjuu.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Cảnh ngày hè Ngữ văn lớp 10, bài học tác giả – tác phẩm Cảnh ngày hè trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
1. Tác giả
– Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).
– Gia đình: Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình cả bên nội và bên ngoại đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hóa, văn học. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Nguyễn Trãi được tiếp xúc và thấu hiểu tư tưởng chính trị của Nho giáo.
– Con người:
+ Nguyễn Trãi mồ côi mẹ từ lúc 5 tuổi.
+ Năm 1400, đỗ Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều Hồ.
+ Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
+ Cuối năm 1427, đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo và hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước.
+ Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn.
+ Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp nước.
+ Năm 1442, Nguyễn Trãi chịu oan án Lệ Chi viên và bị khép vào tội “tru di tam tộc”.
+ Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông.
– Thời đại: Nguyễn Trãi sống trong thời đại xã hội nhiều biến động, loạn lạc – mâu thuẫn nội bộ trong triều đình phong kiến, đất nước có giặc ngoại xâm, đời sống nhân dân cơ cực và các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp nơi… điều này đã hướng ngòi bút của ông hướng tới hiện thực đời sống.
– Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm.
+ Sáng tác viết bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại.
+ Sáng tác viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn.
+ Ngoài sáng tác văn học, Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư địa chí, một bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam.
– Phong cách sáng tác:
+ Văn chính luận: Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, những tác phẩm văn chính luận của ông có luận điểm vững chắc, lập luận chặt chẽ với giọng điệu linh hoạt
+ Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: Là bài số 43, Thuộc mục Bảo kính cảnh giới (Gương báu răn mình) phần Vô đề trong tập Quốc âm thi tập.
*Quốc âm thi tập
– Gồm 254 bài, là tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn. Với tập thơ này, Nguyễn Trãi là một trong những người đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt.
– Về nội dung: Quốc âm thi tập phản ảnh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi – người anh hùng với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân; nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, quê hương, con người, cuộc sống,…
– Về nghệ thuật: thể thơ thất ngôn Đường luật của Trung Quốc đã được Nguyễn Trãi sử dụng thuần thục như một thể thơ dân tộc, có khi chen vào chỗ thích hợp một số câu lục ngôn (câu sáu chữ).
– Quốc âm thi tập được chia thành bốn phần: Vô đề, Môn thì lệnh (Thời tiết), Môn hoa mộc (Cây cỏ), Môn cầm thú (Thú vật).
b. Thể loại: Thơ Nôm Đường luật.
c. Nhan đề: Nhan đề này không phải do Nguyễn Trãi đặt mà khi đưa vào sách giáo khoa được đặt như vậy.
d. Bố cục: 2 phần
– Phần 1 (6 câu thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống.
– Phần 2 (2 câu thơ còn lại): Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ.
e. Giá trị nội dung:
– Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên.
– Thể hiện tình yêu thiên nhiên và cuộc sống, tấm lòng yêu nước thương dân tha thiết của tác giả.
f. Giá trị nghệ thuật:
– Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm.
– Hình ảnh thơ gần gũi.
– Sử dụng câu thơ lục ngôn, dồn nén cảm xúc.
1. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống
– Màu sắc: xanh; đỏ; hồng và màu của ánh mặt trời lúc sắp lặn. g Tươi tắn, rực rỡ mà không chói chang
– Âm thanh:
+ Tiếng ve dắng dỏi g tiếng đàn: Âm thanh của thiên nhiên.
+ Tiếng chợ cá lao xao: Âm thanh của cuộc sống thanh bình.
– Động từ: đùn đùn; giương; phun; tiễn g Thể hiện trạng thái của cảnh vật, dù là cuối ngày nhưng sức sống căng tràn, bên trong sự vật tuôn trào ra ngoài không dứt. cảnh vật giàu sức sống.
– Câu thơ 3 và 4 nhịp thơ không phải là 4/3 như thơ Đường. ở hai câu này nhịp hơ 3/4 nhấn mạnh trạng thái của cảnh.
⇒ Qua cảm nhận của tác giả bức tranh thiên nhiên ngày hè hiện lên thật sống động, có sự hài hòa giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, con người và cảnh vật. Cảnh được đón nhận từ gần đến xa, từ cao đến thấp.
2. Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân
– Nhà thơ tập trung những giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả cảm giác nữa để quan sát cảnh thiên nhiên.
g Một tâm hồn đẹp đẽ nhất định phải xuất phát từ thế giới quan lành mạnh. Bao trùm lên từ tấm lòng yêu nước, yêu đời của Ức Trai.
– Hai câu kết diễn tả khát vọng, mong mỏi da diết của Nguyễn Trãi về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc của nhân dân. Nhà thơ mong mỏi có khúc đàn Nam Phong của vua Thuấn. Mỗi khi khúc đàn ấy gảy lên thì mưa thuận gió hòa, nhân dân làm ăn sung sướng no đủ.
+ Lấy chuyện xưa để nói hiện tại, cho thấy tấm lòng yêu nước, thương dân của Nguyễn Trãi đến trọn đời.
+ Lời ngợi ca sự hưng thịnh của triều đại, nhưng đồng thời cũng là lời nhắc nhở các bậc quân vương luôn quan tâm đến nhân dân.
+ Âm điệu của bài thơ có sự thay đổi: câu kết chỉ có 6 chữ (lục ngôn), khác với những bài kết thúc bằng câu thất ngôn. Câu lục ngôn làm cho âm điệu đang 7 chữ dồn lại trong 6 chữ.
⇒ Cảm xúc được dồn nén, nhưng dư âm của nó lại mở ra. Bài thơ hết những âm hưởng chưa hết, đó là nhờ cách kết thúc bằng câu thơ sáu chữ trong một bài thơ thất ngôn.