Lòng yêu nước – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý


Lòng yêu nước – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Lòng yêu nước Ngữ văn lớp 6, bài học tác giả – tác phẩm Lòng yêu nước trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Lòng yêu nước

Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người dân Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời bài văn đã nói lên một chân lí: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (…). Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

B. Tìm hiểu tác phẩm Lòng yêu nước

1. Tác giả: I-li Ê-ren-bua ( 1891 – 1967) là nhà văn nổi tiếng của Liên Xô ( trước đây). Ông còn là một nhà báo lỗi lạc.

Xem thêm:  Lời tiễn dặn - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

2. Tác phẩm

a) Xuất xứ: Bài Lòng yêu nước được trích từ bài báo Thử lửa của I-li Ê-ren-bua viết vào cuối tháng 6 năm 1942, thời kì khó khăn nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược (1941 – 1945)

b) Bố cục: 3 phần

– Phần 1: Từ đầu đến “ trở nên lòng yêu Tổ quốc”: Ngọn nguồn của lòng yêu nước.

– Phần 2: Còn lại: Sức mạnh của lòng yêu nước.

c) Thể loại: Tùy bút

d) Phương thức biểu đạt: Nghị luận kết hợp với miêu tả, biểu cảm.

e) Giá trị nội dung

Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người dân Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời bài văn đã nói lên một chân lí: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (…). Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

f) Giá trị nghệ thuật

– Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

– Dẫn chứng điển hình.

C. Sơ đồ tư duy Lòng yêu nước

Lòng yêu nước

D. Đọc hiểu văn bản Lòng yêu nước

1. Ngọn nguồn của lòng yêu nước.

– Mở đầu tác giả đã nêu nhận định rút ra từ thực tiễn : “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất”

– Tiếp đó, tác giả nói đến tình yêu quê hương trong hoàn cảnh cụ thể: chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ đẹp riêng và hết sức quen thuộc của quê hương mình.

Xem thêm:  Bài văn Tả một con vật mà em gặp trên đường năm 2021

– Từ đó đoạn văn khái quát một quy luật, một chân lí: “ Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn – ga, con sông Vôn – ga đi ra bể.”

– Để nói về vẻ đẹp riêng biệt của từng vùng trên đất nước Liên Xô rộng lớn, tác giả đã lựa chọn miêu tả vẻ đẹp ở nhiều vùng khác nhau, từ vùng cực bắc nước Nga đến vùng núi phía tây nam thuộc Cộng hòa Gru – di- a, những làng quê êm đềm xứ U – crai -na, từ thành phố Lê – nin – grát đường bệ và mơ mộng đến thủ đô Mát-xcơ- va cổ kính.

=> Vẻ đẹp riêng của mỗi vùng và tất cả đều thấm đượm tình cảm yêu mến, tự hào của con người.

2. Sức mạnh của lòng yêu nước.

– Lòng yêu nước bộc lộ sức mạnh lớn lao của nó trong những hoàn cảnh thử thách gay go, mà lúc này là cuộc chiến tranh Vệ quốc một mất một còn.

– Chính trong hoàn cảnh ấy, cuộc sống và số phận của mỗi người gắn liền làm một với vận mệnh của Tổ quốc và lòng yêu nước của người dân Xô viết đã được thể hiện với tất cả sức mãnh liệt của nó.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu