/tmp/wkefb.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngữ văn lớp 7, bài học tác giả – tác phẩm Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Bài thơ là nỗi lòng của một người xa quê trong đêm trăng thanh tĩnh.
1. Tác giả
– Lý Bạch (701 – 762) là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc vào thời nhà Đường. Tự là Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ.
– Lý Bạch là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa, ông được người đời gọi là “thi tiên” (tiên thơ).
– Thơ ông thường thể hiện một tâm hồn tự do, hào phóng. Hình ảnh trong thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện.
– Một số tác phẩm tiêu biểu:Cổ phong, Quan san nguyệt, Trường can hành, Khuê tình..
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác
– Chủ đề của bài thơ: “Vọng nguyệt hoài hương” (Trông trăng nhớ quê), cách thể hiện rất giản dị mà độc đáo.
– Thuở nhỏ, ông thường lên đỉnh núi Nga Mi ở quê ngắm trăng. Từ năm 25 tuổi, ông phải xa quê nên mỗi lần nhìn thấy ánh trăng là nhà thơ lại nhớ tới quê hương.
– Lý Bạch sáng tác bài thơ trên khi ông đang ở rất xa quê hương của mình.
b, Bố cục: Gồm 2 phần:
– Phần 1. 2 câu đầu: Hình ảnh ánh trăng trong đêm thanh tĩnh.
– Phần 2. 2 câu cuối. Nỗi nhớ quê hương của tác giả.
c, Phương thức biểu đạt
– Biểu cảm
d, Thể thơ
– Ngũ ngôn cổ thể (4 câu, mỗi câu 5 chữ).
d, Giá trị nội dung
– Bài thơ đã thể hiện tình yêu quê hương cùng nỗi nhớ da diết của một người sống xa quê trong đêm trăng thanh tĩnh.
e, Giá trị nghệ thuật
– Thể thơ ngũ ngôn cổ thể
– Hình ảnh thơ sáng tạo, giàu sức gợi cảm
1. Hình ảnh ánh trăng trong đêm thanh tĩnh
– Sử dụng các từ “minh ”, “quang”, “sương”: Ánh trăng trong đêm rất sáng và mở ảo, chiếu xuống mà nhìn là dưới mặt đất đất đang phủ một làn sương mờ ảo.
– Từ “sàng” (giường): vị trí ngắm trăng của nhà thơ. Ánh trăng xuyên qua khe cửa, chiếu xuống đầu giường chứng tỏ trăng đêm rất sáng và trời cũng đã khuya rồi.
– Đêm khuya, nhà thơ vẫn còn thức để ngắm trăng – chứng tỏ tâm trạng thao thức, băn khoăn của nhà thơ.
– “nghi” nghĩa là tưởng như, ngỡ như, dường như
– “sương” chỉ màn sương đêm trắng mịt mờ, khiến cảnh vật mờ ảo.
=> Cảnh thiên nhiên trong đêm trăng với ánh trăng chiếu xuống vạn vật trong đêm tối mờ ảo khiến cho nhà thơ không phân biệt được đâu là trăng đâu là màn sương đêm.
– Tâm trạng của nhà thơ:
+ Đầy ngạc nhiên trước vẻ đẹp của ánh trăng.
+ Thể hiện tâm trạng bâng khuâng và nhớ nhung.
=> Hai câu đầu khắc họa hình ảnh đêm trăng đầy thơ mộng.
2. Nỗi nhớ quê hương của tác giả
– Từ “vọng” được hiểu theo hai cách:
+ Nhìn ra xa – hành động ngắm trăng của nhà thơ.
+ Ngóng trông, nhìn về quê hương ở phía xa.
– Lý Bạch đã xây dựng hai hình ảnh đối lập: “cử đầu” – “đê đầu” (ngẩng đầu – cúi đầu)
+ Ngẩng đầu: Nhìn về phía ánh trăng đang chiếu sáng khắp mặt đất
+ Cúi đầu: Nhớ về quê cũ, nhà thơ đang tự nhìn vào nội tâm mình – tự đối mặt với nỗi nhớ quê hương da diết.
=> Hai câu sau khắc họa tình cảm nhớ thương của nhân vật trữ tình dành cho quê hương.