Hướng Dẫn Cách Làm Lotion Dưỡng Trắng Da Mặt, Cách Làm Lotion Dưỡng Da Tại Nhà Chỉ Với 10 Phút

Lotion lotion… hãy cho tôi biết trong ngăn kéo của bạn có bao nhiêu chai body lotion, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là một cô gái đáng yêu như thế nào.

Đang xem: Cách làm lotion dưỡng trắng da mặt

Vâng, giữa hàng ngàn loại mỹ phẩm mới xuất hiện mỗi ngày, mỗi giờ trên thế giới phù hoa này, lotion dường như vẫn luôn là thứ không cô gái nào muốn sống thiếu.

Có phải món mỹ phẩm đầu tiên bạn sắm cho mình là một chai lotion thơm mùi dâu tây? Có phải bạn sẽ bôi một lớp lotion dịu nhẹ lên tay trong buổi hẹn đầu tiên với người ấy? Và ngay cả khi sắp chìm vào giấc ngủ trên một chiếc giường bông êm ái thì điều bạn bất ngờ nghĩ đến chính là: mình đã bôi body lotion để dưỡng da hay chưa?

Không đặc quánh như kem, không nhờn rít như bơ (butter) cũng không cứng nhắc như sáp (wax), lotion là một sự dung hòa giữa những cảm giác mềm mịn, thơm mát, ngọt ngào, trơn mượt, da như được tắm táp thỏa thích trong một làn nước đầy dưỡng chất khiến bạn chỉ muốn bôi mãi, bôi mãi không thôi.

Tiếc thay, khi lợi nhuận ngày nay đang làm mờ mắt các nhà sản xuất và mong muốn làm “hài lòng” khách hàng một cách tức thời trở nên vô cùng bức thiết (dù sau đó, tác hại về lâu về dài của sản phẩm đối với sức khỏe “thượng đế” không được mảy may chú ý đến) người ta đã dẫn xuất hàng chục loại chất bổ trợ, chất hoạt hóa vào lotion không kể các thành phần dưỡng chất cơ bản nhằm làm tăng cảm giác creamy (có lẽ họ nghĩ phụ nữ rất thích kem chăng?), giảm độ nhờn rít, tăng độ ẩm, thêm mùi hương nhân tạo quyến rũ, tăng độ thấm, tăng độ mềm mượt… Và kết quả là cái list thành phần trên nhãn chai trở nên dài bất tận với những dòng chữ đại diện cho các loại hóa chất cực kỳ xa lạ mà bạn cũng không thể nào biết “đấy là đâu”.

Có thể nói rằng, ở một chừng mực nào đó, lotion là lãnh địa riêng của những nhà sản xuất chuyên nghiệp với những công thức và cân lượng bí mật mà ít có dân ngoại đạo nào dám tự thực hiện tại nhà.

Tuy nhiên, với khả năng handemade đầy sáng tạo và biến hóa, chúng ta vẫn có thể làm ra một chai lotion cho riêng mình mà không cần phải quá lo lắng đến những thành phần hóa học “công nghiệp” kia. Bạn có muốn thử không?

Lotion về cơ bản, là sự kết hợp giữa nước và dầu nền mặc dù ở điều kiện thông thường thì nước và dầu không hòa tan với nhau. Do đó, để dung hòa hai thành phần này, người ta bắt buộc phải sử dụng chất nhũ hóa – nói nôm na là một chất vừa có khả năng hấp thụ nước vừa hấp thụ dầu làm trung gian gắn kết. Chỉ cần giải quyết tốt vấn đề này là đã có thể đi được ½ quãng đường tạo ra lotion.Vậy ½ quãng đường còn lại cần thêm cái gì nữa? Đó chính là chất bảo quản.

Công thức chuẩn chung chính là:

Lotion = Nước + dầu + chất nhũ hóa + chất bảo quản.

Chúng ta sẽ bắt đầu từ chất nhũ hóa.

Chất nhũ hóa là gì?

Có rất nhiều chất được gọi chung là chất nhũ hóa, một số loại có chiết xuất từ các thành phần tự nhiên, một số khác (nhiều hơn và cho tác dụng nhanh hơn, mạnh hơn) được tổng hợp từ phòng thí nghiệm.

Trong đó, cơ bản của cơ bản nhất chính là Emulsifying wax: sáp nhũ hóa. Đây là chất nhũ hóa dễ sử dụng, không bị ràng buộc bởi các điều kiện môi trường như độ pH của sản phẩm, nhiệt độ sản phẩm, các chất dung môi khác… Tôi khuyên các bạn mới bắt đầu làm lotion nên sử dụng loại sáp này để tránh những vấn đề xảy ra trong quá trình thao tác.

Xem thêm:  Top 12 Viên Uống Trắng Da Cà Chua Trắng Có Tốt Không ? 99K Zalo, Sđt 0775051869

Thành phần của Emulsifying Wax gồm có: Cetearyl Alcohol và Polysorbate 60, thường có dạng viên tròn nhỏ và phải đun nóng chảy trước khi đưa vào sản phẩm.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Polawax, cũng là một loại sáp nhũ hóa nhưng có tính ổn định cao hơn Emulsifying wax (ít làm tách lớp lotion hơn).

Tỉ lệ tốt nhất của sáp nhũ hóa trong lotion là từ 4-5%.

Thông thường tỷ lệ tổng cho các chất nhũ hoá sẽ chiếm 25% tổng khối lượng dầu và bơ trong công thức. Vd dầu bơ là 30% trong công thức chung thì tổng tỷ lệ các chất nhũ hoá trong công thức chung sẽ là 25% * 30% = 7,5%

Người ta phân chia lotion ra làm 2 loại: lotion dạng “nước trong dầu” và “dầu trong nước”. Trong đó, “dầu trong nước” là loại được ưa chuộng hơn vì lượng nước nhiều hơn lượng dầu làm da nhẹ và dễ chịu hơn.(Đối với loại lotion “nước trong dầu”, sản phẩm làm ra sẽ đặc như kem và đòi hỏi nhiều chất nhũ hóa để dung hòa hơn).

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ đề cập đến loại lotion “nước trong dầu”.

*

Thông thường, để làm ra lotion, cần chuẩn bị nguyên liệu chia ra làm ba phần như sau:

Phần A: Dầu nền và các chất tan được trong dầu như bơ (shea butter, cocoa butter,…), chất nhũ hóa, chất làm đặc sản phẩm (giúp dầu sệt lại– tôi sẽ đề cập đến chất này trong một bài viết khác sau)…

Hợp chất dầu nền này cần được đun trên nồi hấp 2 tầng đến nhiệt độ 70 độ C để các thành phần tan ra và hòa quyện lại với nhau thành 1 chất đồng nhất.

Trong công thức làm lotion cơ bản, tỉ lệ phần A chiếm khoảng 25% trọng lượng lotion, trong đó 20% là dầu và các chất tan trong dầu, chất nhũ hóa chiếm 5%.

Phần B: Nước sạch, tốt nhất dùng nước cất (là loại nước được lọc lắng qua 1-2-3…lần nhằm loại bỏ các tạp chất và các kim loại nặng) và các thành phần tan trong nước như: các loại hydrosols (nước hoa hồng), gel/nước lô hội, nước cây phỉ, sodium lactate (một hợp chất có tính hút ẩm giúp giữ nước cho da tương tự như glycerin)…

Hợp chất nước này cũng cần được đun trên nồi nắp 2 tầng đến nhiệt độ 70 độ C trước khi đưa vào công thức làm lotion của bạn.

Phần C: Chất khác: có một số chất chỉ phát huy tác dụng tốt ở môi trường nhiệt độ từ 45-50 độ C. Do đó, cần tách riêng những chất này để đưa vào lotion sau khi hạ hỗn hợp (phần A và B) xuống nhiệt độ thích hợp, ví dụ như: các loại proteins, panthenol (vitamin B5, giúp chất dưỡng ẩm thấm sâu vào da, phục hồi mô da và chống viêm da), các loại tinh dầu, hương liệu, chất bảo quản, silicones…

Ok, bây giờ là bước thực hiện. Hãy xem dưới bàn tay “phù thủy” của bạn, dầu và nước sẽ biến ra lotion như thế nào nhé:

Công thức làm lotion cơ bản:

– 70% nước cất

– 15% dầu nền (dầu argan, dầu bơ, dầu cám gạo, dầu hạnh nhân, dầu olive…)

– 5% bơ (shea butter, mango butter, soy butter,…)

– 3% cetyl alcohol (một loại alcohol béo an toàn cho da giúp làm đặc sản phẩm)

– 5% chất nhũ hóa (emulsifying wax)

– 1% hương liệu hoặc tinh dầu

– 0.5% – 1% chất bảo quản

Cách làm:

1) Đun nước cất trên nồi hấp đến nhiệt độ khoảng 70 độ C. Mặc dù trong công thức đề nghị là 70% nhưng bạn nên trừ hao thêm 5-10% nước vì khi đun, nước sẽ bay hơi một phần.

Xem thêm:  Kem Trị Nám Và Làm Trắng Da Himalayatm, Kem Trị Nám Và Làm Trắng Da

Xem thêm: Kem Chống Nắng Cell Fusion C Review, Chi Tiết Các Dòng Kem Chống Nắng Cell Fusion C

2) Đun dầu nền, bơ, cetyl alcohol và chất nhũ hóa trong một nồi hấp khác cũng đến nhiệt độ 70 độ C.

3) Khi nhiệt độ của nồi nước đạt đến 70 độ C, bạn cần cân lại để đảm bảo lượng nước lúc này là đúng 70% như định lượng đã tính đầu. Đổ nước vào nồi đựng hỗn hợp dầu ở bước 2.

Tadaaaa! Bạn đã có một “nồi” lotion cơ bản rồi đó.

4) Dùng máy đánh trứng hoặc hand mixer khuấy đều hỗn hợp cho đến khi nhiệt độ giảm xuống đến 45 độ C.

5) Lúc này là nhiệt độ thích hợp để bạn cho thêm hương liệu, tinh dầu và chất bảo quản vào lotion. Tiếp tục khuấy bằng máy đánh trứng hoặc handmixer cho đến khi hỗn hợp lotion nguội và đồng nhất.

6) Sau khoảng 1-2 giờ, lotion của bạn sẽ nguội bằng nhiệt độ phòng. Cho lotion vào hộp đóng kín và sử dụng.

Rất đơn giản phải không nào?

Rồi, bây giờ tôi sẽ nói về chất bảo quản. Tại sao phải đợi đến lúc này tôi mới đề cập đến chất bảo quản. Bởi vì tôi nghĩ chúng thật sự quan trọng và cần được nhấn mạnh hơn hết thảy.

Có một thực tế rằng chúng ta sống trong một thế giới tràn ngập vi khuẩn, vi trùng, ký sinh trùng, nấm mốc mà mắt thường không sao nhìn thấy được.Tôi còn nhớ có ai đó đã thống kê rằng trên chiếc giường chúng ta nằm mỗi ngày có khoảng hai tỉ hạt bụi và vài tỉ vi khuẩn cư ngụ trên đó. Cuộc chiến giành giật lại “cái giường” à nhầm, giành giật giữa phần chúng ta được hưởng và “chúng nó” được hưởng rất cam go, gay gắt. Đó cũng là lý do vì sao chất bảo quản ra đời và trở nên vô cùng cần thiết. Chất bảo quản, một cái tên gọi hết sức thân thiện, giúp chúng ta chống lại ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm mốc, giữ cho đồ ăn, đồ dùng chúng ta luôn tươi tốt, thơm ngon, sẵn sàng sử dụng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào và có thể kéo dài lên đến nhiều năm. Vậy tại sao ngày nay, cứ nghe đến “chất bảo quản” người ta bỗng như đỉa phải vôi, thậm chí nhiều trường hợp tiêu cực còn lắc đầu kiên quyết từ chối chất bảo quản, đánh đồng chúng như một thứ bệnh tật cần tránh xa. Để rồi dăm ba loại sản phẩm khoát trên mình cái mác “không chứa chất bảo quản” lại trở nên sành điệu, kiêu sa như một thứ hàng hiệu cao cấp được quyền thu hút sự ngưỡng mộ của công chúng?

Đó là do tất cả các chất bảo quản đang bị người tiêu dùng chúng ta đánh đồng như nhau (theo hướng tiêu cực hơn là tích cực) một cách hết sức vô lý! Vẫn có những chất bảo quản được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên hoàn toàn nằm trong chuẩn an toàn đối với con người. Tuy nhiên vì chiết xuất từ tự nhiên nên số lượng không nhiều, hiệu quả không cao như những loại được tổng hợp từ phòng thí nghiệm (ví dụ như paraben được xem là một chất có nguy cơ gây ung thư).

Trong “tai tiếng” mà chất bảo quản nói chung “gặt hái” được có sự đóng góp không nhỏ của những hóa chất tổng hợp kể trên vì giá thành làm ra chúng thấp, dễ sử dụng, số lượng nhiều, hiệu quả cao. Vì lợi nhuận (vâng, lại vì lợi nhuận) nhiều nhà sản xuất mỹ phẩm không ngần ngại đưa các loại chất bảo quản tổng hợp này vào trong sản phẩm của mình nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất.

Có thể kể đến 1 số chất bảo quản tổng hợp cơ bản như Germall Plus (thành phần gồm Propylene Glycol và Diazolidinyl Urea và Iodopropynyl Butylcarbamate), Germaben II, Phenonip (chứa parabens)…

Xem thêm:  Tắm Trắng Da Mặt Tại Kangnam Giá Làm Trắng Da Mặt Tự Nhiên Nhanh Nhất Tại Nhà

Bởi vì chất bảo quản là một thành phần bắt buộc không thể thiếu trong lotion và các sản phẩm có chứa nước nói chung (đối với các sản phẩm không chứa nước như body butter, soap thì không cần dùng chất bảo quản mà dùng chất chống oxy hóa, giúp dầu không bị ôi thiu. Tôi sẽ đề cập đến các chất chống oxy hóa trong một bài viết khác.), việc cân nhắc lựa chọn một hay nhiều phương pháp bảo quản sản phẩm là tùy thuộc vào quyết định của bạn.

Nếu bạn là một anti-fan của paraben và formaldehyde (mặc dù có nhiều tài liệu cho rằng nếu dùng các chất có chứa paraben và formaldehyde trong giới hạn cho phép thì vẫn hoàn toàn an toàn), bạn nên làm quen với một số chất bảo quản sau:

– Optiphen (sử dụng trong giới hạn từ 0.75% – 1,5% khối lượng sản phẩm): không chứ paraben và urea (dùng trong phân bón). Tuy nhiên, optiphen sẽ làm mất ổn định tính liên kết của chất nhũ hóa nên cần được cho vào sản phẩm khi hạ nhiệt độ xuống 45 độ C. Ngoài ra, Optiphen không thích hợp sử dụng cho các sản phẩm chứa 100% nước như toner, thay vào đó, bạn có thể sử dụng “người bà con” của nó là Optiphen ND và Optiphen Plus. Nếu bạn là một người mới bắt đầu làm lotion, hãy cân nhắc và “đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng”.

– Suttocide A (sử dụng trong giới hạn từ 0.4% – 1%), tuy nhiên, đây không phải là một chất bảo quản có phổ rộng, nghĩa là chúng hoạt động tốt với vi khuẩn, nấm mốc nhưng không chống được sự lên men. Suttocide A nên được kết hợp với các loại chất bảo quản khác để phát huy tác dụng của nó.

– Tinosan SDC (sử dụng trong giới hạn từ 0.1% – 0.5%) là một chất bảo quản không chứa paraben (gồm citric acid, silver nitrate và một số chất khác), tuy nhiên, chúng có 1 nhược điểm là đôi khi không “hợp tác” lắm với một số chất nhũ hóa như BTMS-50. Kết luận vẫn là: “đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng”.

– Geogard Ultra (sử dụng trong giới hạn từ 0.75% – 2%): có một điểm khác biệt ở đây là Geogard Ultra tan trong nước nên chúng có thể được cho vào phần A (Nước) hoặc phần C (chất khác) trong công thức làm lotion. Geogard Ultra không tan trong dầu, ethanol và dimethicone (một hợp chất silicone), độ pH thích hợp cho Geogard Ultra hoạt động là 3-7.

Các chất kể trên đều là những chất được FDA (Mỹ) chấp nhận sử dụng trong các sản phẩm dán nhãn organic nên các bạn cứ yên tâm nhé.

Khi sử dụng các chất bảo quản vào lotion, thời gian sử dụng sản paharm sẽ kéo dài từ 9-12 tháng.

À, thêm một lưu ý nhỏ: nếu bạn muốn sản phẩm làm ra dưới dạng kem (cream) thì giảm lượng nước xuống còn 60% và tăng lượng dầu lên tương ứng nhé.

*

LƯU Ý DÀNH CHO NGƯỜI MỚI:

– Trước khi làm lotion thực sự, các bạn nên làm thử trước và chỉ sử dụng những loại nguyên liệu rẻ tiền, không nên dùng hoạt chất, sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí rất nhiều. Mẻ làm thử này nhằm test xem độ kết dính, tỷ lệ chất bảo quản, sáp nhũ hóa có đúng hay chưa. Sau khi test kết cấu lotion và test độ pH thành công, các bạn có thể cho thêm hoạt chất vào nhé.

Xem thêm: Cách Trị Mụn Và Vết Thâm Bằng Nha Đam Không Thể Bỏ Qua, Cách Trị Thâm Mụn Bằng Nha Đam Không Thể Bỏ Qua

– Nên test độ pH trong vòng 7 ngày liên tục, nếu độ pH càng tăng hoặc giảm theo từng ngày là mẻ lotion đã bị hư, không nên sử dụng.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Trắng da