/tmp/oiwhn.jpg Các dạng đề bài Những đứa con trong gia đình - Giáo dục trung học Đồng Nai

Các dạng đề bài Những đứa con trong gia đình


Các dạng đề bài Những đứa con trong gia đình

Tổng hợp các dạng đề văn lớp 12 xoay quanh các tác phẩm đầy đủ các dạng đề đọc hiểu, đề văn phân tích, cảm nhận, nghị luận, … với hướng dẫn chi tiết giúp học sinh ôn tập đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn lớp 12.

1. Dạng đề đọc – hiểu (3-4 điểm)

Câu 1: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

       Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai…Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm…chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra…Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên…Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ…

                                           (Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)

a. Đoạn văn trên được viết theo  phương thức biểu đạt nào?

* Gợi ý trả lời

Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự

b. Nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong đoạn văn?

* Gợi ý trả lời

– Phép tu từ so sánh trong văn bản được thể hiện qua câu văn : Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi.

– Hiệu quả nghệ thuật: đem tiếng súng lớn, súng nhỏ của ta so sánh với tiếng mõ, tiếng trống, nhà văn gợi lại âm thanh quen thuộc đã từng gắn bó với nhân vật Việt khi anh đang cô độc và bị thương nặng giữa chiến trường, đồng thời là sống dậy tinh thần quật khởi của đồng bào miền Nam trong những ngày đánh Mỹ. Qua đó, ta thấy được tình yêu quê hương, ý chí, nghị lực phi thường của nhân vật Việt

c. Từ láy văng vẳng có ý nghĩa như thế nào trong việc miêu tả cảnh chiến trường?

* Gợi ý trả lời

Từ láy văng vẳng  miêu tả tiếng súng từ xa vọng lại, dồn dập , liên tiếp. Cảnh chiến trường khốc liệt, dữ dội…

Câu 2: Ý nghĩa hình tượng cuốn sổ trong “Những đứa con trong gia đình”.

* Gợi ý trả lời

– Chú Năm không ghi qua loa mà rất cụ thể: thím Năm chèo xuồng đi rọc lá chuối bị đại bác bắn bể xuồng, khi chết còn mặc cái quần mới, trong túi có hai đồng bạc, bà nội bị lính Tổng phòng bắt, vết đạn bắn thằng giặc trên sông Định Thủy của Chiến và Việt,…

→ Cuốn sổ gia đình ấy đã ghi dấu lại truyền thống yêu nước của gia đình qua các thế hệ.

 Nó là niềm tự hào về truyền thống kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm của một gia đình Nam Bộ. Nó còn là bản án ghi lại tội ác của kẻ thù. Để những thế hệ đi sau mỗi khi đọc lại vẫn còn cảm nhận được máu và nước mắt đang nóng hổi trên từng trang giấy mà khắc sâu lòng căm thù và quyết tâm trả thù.

Câu 3: Ý nghĩa tiếng hò của chú Năm trong “Những đứa con trong gia đình”.

* Gợi ý trả lời

– Tiếng hò thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân vật. Chú Năm gửi gắm tâm sự của một con người yêu nước, căm thù giặc… Nó là lời nhắn nhủ của thế hệ đi trước với thế hệ sau: phải tiếp nối truyền thống cha anh, là nỗi lòng thiết tha của bậc cha chú truyền sức mạnh cho con cháu ngày ra trận (chú ý các từ: hiệu lệnh, lời thề…).

– Tiếng hò tạo màu sắc Nam Bộ cho tác phẩm, là thức ăn tinh thần chính của người Nam Bộ. Âm thanh tiếng hò vang lên giữa không gian sông nước, vườn cây trái mênh mông… rất giàu sức gợi về một không gian văn hóa đặc trưng Nam Bộ.

2. Dạng đề viết bài văn ( 4-6 điểm)

Đề 1: Phân tích truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.

* Gợi ý trả lời 

1. MỞ BÀI 

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Thi: là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ miền Nam, thời kì kháng chiến chống Mĩ.

– Giới thiệu tác phẩm Những đứa con trong gia đình: là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Nam Bộ.

2. THÂN BÀI 

a) Luận điểm 1: Vẻ đẹp dòng sông truyền thống gia đình

– Gia đình kiên cường chịu nhiều đau thương trong chiến tranh: ông nội bị giặc giết, cha của Việt bị giặc chặt đầu, má bị trúng đạn của Mĩ, thím Năm bị giặc bắn chết. Đau thương đã nhen nhóm ngọn lửa căm thù trong mỗi thành viên.

* Vẻ đẹp của khúc sông trước

– Cha Việt và Chiến là cán bộ Việt Minh, kiên cường, trung thành với cách mạng đến cùng đến đã bị giết hại.

– Má là một người phụ nữ mạnh mẽ, gan góc: dám đi đòi lại đầu chồng, đối đáp với bọn giặc Mĩ mà không hề run sợ, biết nén đau thường thành lòng hận thù. Mặt khác cũng là người phụ nữ tháo vát, yêu thương chồng con.

– Chú Năm là là người luôn lưu giữ truyền thống gia đình (cuốn sổ), là người lao động chất phác có tâm hồn nghệ sĩ, hết lòng vì cách mạng (thu xếp cho cả hai chị em đi tòng quân).

– Nhận xét: đây là khúc sông thượng nguồn, kết tinh những vẻ đẹp truyền thống để truyền cho khúc sông sau phát huy.

* Vẻ đẹp của khúc sông sau

– Có những nét giống mẹ: mang vóc dáng của má “hai bắp tay tròn vo … chắc nịch”, giống má từ cái lối nằm với thằng út em, biết lo liệu mọi việc một cách chu đáo (đặc biệt trước đêm sắp xa nhà), Chiến tự thấy mình như hòa vào má “ Tao cũng đã lựa ý… nên tao cũng tính vậy”

– Là cô gái mới lớn nên khi thì người lớn (nhường em, tháo vát,…) nhưng có lúc vẫn rất trẻ con (vào chiến trường vẫn không quên mang gương nhỏ).

– Chiến cũng có những nét khác biệt so với má: trẻ trung hơn, được tự tay cầm súng để trả thù cho người thân.

– Là một cô gái kế thừa được sự kiên cường từ người thân trong gia đình: “nếu giặc còn thì tao mất”

– Có nét riêng của cậu con trai mới lớn: hiếu động, ngây thơ, trẻ con

+ Luôn tranh giành phần hơn từ chị: đi bắt ếch, giết giặc, đi bộ đội, …

+ Thích những trò chơi hiếu động: bắn chim, câu cá, đi bộ đội vẫn mang ná thun, …

+ Đêm trước khi lên đường đi bộ đội, Việt vẫn vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay”, rồi ngủ quên lúc nào không biết.

+ “Giấu chị như giấu của riêng” trước những lời trêu đùa của các anh trong đội.

+ Bị thương trên chiến trường, không sợ địch, không sợ chết mà chỉ sợ con ma cụt đầu, gặp lại anh em thì vừa khóc vừa cười như đứa trẻ “khóc đó ri cười đó”.

– Việt cũng là một chiến sĩ dũng cảm:

+ Khi còn nhỏ đã dám xông vào đá thằng giặc giết cha mình

+ Khi lớn lên tranh giành đi tòng quân với chị Chiến dù chưa đủ tuổi. Trong quân ngũ Việt chiến đấu rất dũng cảm, dùng pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc.

+ Dù đang bị thương nặng nhưng vẫn luôn trong tư thế chiến đấu, không hề run sợ: “Tao sẽ chờ mày… mày là thằng chạy”.

=> Việt và Chiến chính là khúc sông sau, kế thừa những tinh hoa của khúc sông trước và chảy xa hơn khúc sông trước.

b) Luận điểm 2: Hình ảnh hai chị em khiêng bàn thờ ba má gửi nhà chú Năm

– Đó là sự tôn trọng, hiếu thảo với cha mẹ đã khuất

– Không khí thiêng liêng đã khiến Việt cảm thấy mình trưởng thành hơn: biết thương chị, cảm nhận sâu sắc mối thù đè nặng trên vai.

– Thể hiện sự trưởng thành của hai chị em, đã biết tự lo toan mọi điều, gánh vác những công việc quan trọng trong gia đình.

Xem thêm:  Tổng hợp các bài tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 ngắn nhất

3. KẾT BÀI 

– Giá trị nội dung: Tác phẩm ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người Nam Bộ, khẳng định truyền thống gia đình và dân tộc là sức mạnh to lớn để chống lại kẻ thù xâm lược.

– Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc đáo, kể theo mạch hồi tưởng đứt nối của nhân vật Việt, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, giọng kể giàu chất sử thi,…

Đề 2: Phân tích nhân vật Chiến trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.

* Gợi ý trả lời 

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác phẩm Những đứa con trong gia đình.

– Giới thiệu nhân vật Chiến.

2. Thân bài:

* Xuất thân

– Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm cách mạng từ lâu đời, phải chứng kiến nhiều mất mát đau thương của gia đình do bởi chiến tranh tàn khốc.

+ Cha chị bị giặc Pháp giết hại dã man bằng cách chặt đầu

+ Mẹ chị cũng lại hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vì dính phải bom đạn của kẻ thù.

+ Ông nội, thím tư, những con người lần lượt ngã xuống trong suốt cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.

– Tất cả những hy sinh mất mát ấy đã góp nên một dòng sông truyền thống chống giặc anh hùng cùng những chiến công đầy vẻ vang cho gia đình chị. Trở thành tiền đề, cơ sở cho lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm đánh giặc trả nợ nước thù nhà của chị em Chiến.

* Vẻ đẹp của tình cảm sâu sắc với gia đình:

– Đối với má:

+ Tình cảm của chị Chiến rất thầm lặng và chủ yếu được bộc lộ thông qua cung cách đối xử và hành động của chị.

+ Chiến thương má và dành cho má những tình cảm không đơn thuần chỉ là tình yêu gắn bó giữa những người trong gia đình, mà hơn hết nó còn là một thứ tình cảm tôn thờ, thần tượng.

+ Xem má là tấm gương rồi nghiêm túc học tập, khiến cho chị Chiến có một phong thái vô cùng giống má của mình.

– Đối với đứa em trai Việt:

+ Chị luôn tỏ ra phong thái của một người lớn, một người trụ cột trong gia đình chu đáo lo toan công việc nhà, Việt được quyền sống vô tư, trong khi đó bản thân Chiến lại trưởng thành một cách nhanh chóng sau ngày má mất, để thay thế vị trí của má và bảo bọc các em.

+ Phàm là chuyện gì Chiến cũng đều nhường nhịn em. Duy chỉ có lần xung phong nhập ngũ, ra chiến trường giết giặc là chị Chiến không muốn nhường Việt. Chị lo lắng, muốn bảo bọc em mình nhiều hơn, chị muốn đi trước, nhận lấy phần gian khó sớm hơn một chút, để cho Việt được thêm những ngày tháng an bình, tránh khỏi bom đạn mịt mù ở nhà thêm một năm nữa.

* Vẻ đẹp của lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết tâm trả nợ nước thù nhà:

– Từ ngày má mất chị đã nung nấu ý chí đi bộ đội để trực tiếp cầm súng giết giặc trên chiến trường, sẵn sàng tranh giành suất đi bộ đội bằng những lý lẽ rất hùng hồn mạnh mẽ.

– Chiến dặn lại Việt những lời khuyên dạy của chú Năm, thể hiện ý chí quyết tâm cao độ cho lần đi chiến đấu”Chú Năm bảo rằng, kỳ này đi là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu”.

– “chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về”. => sự hứa hẹn chắc chắn, cũng như sự quyết tâm, ý chí đánh giặc không đổi dời, không chỉ vì sự trả thù cho cái chết thương tâm của cha má, ý thức được vai trò của mình với đất nước.

– Lời thề sắt đá “Đã làm thân con gái ra đi tao chỉ có một câu nếu giặc còn thì tao mất vậy à” => sự căm thù giặc đến tận xương tủy, vẻ đẹp kiêu hùng, bản lĩnh, sự gan dạ, sẵn sàng hy sinh trong chiến đấu.

* Vẻ đẹp trong cuộc sống đời thường:

– Chu toàn, tháo vát, đảm đang trong việc lo toan sắp xếp việc nhà, trong tâm hồn chị có biết bao nhiêu việc phải nhớ, phải tính toán. Việc gì chị Chiến cũng suy tính rõ ràng và chu đáo, thế nhưng chị không bao giờ tự quyết một mình, chị vẫn hỏi ý kiến Việt.

– Là một cô gái có ngoại hình khỏe mạnh, đầy sức sống, cũng có một tâm hồn thiếu nữ mơ mộng, biết làm đỏm, ngay cả khi ra chiến trường chị vẫn nhớ mang theo chiếc gương con để soi chỉnh dung nhan.

3. Kết bài:

– Nêu cảm nhận về nhân vật.

Đề 3: Phân tích nhân vật Việt “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.

* Gợi ý trả lời 

1. MỞ BÀI 

– Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Thi và truyện ngắn Những đứa con trong gia đình:

Nguyễn Thi (1928 – 1968) là nhà văn gắn bó sâu sắc với mảnh đất Nam Bộ, tác phẩm của ông khắc họa vẻ đẹp của con người nơi đây: hồn nhiên, bộc trực, yêu quê hương,…

+ “Những đứa con trong gia đình” là một trong số những sáng tác xuất sắc nhất của Nguyễn Thi viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Nam Bộ.

– Giới thiệu nhân vật Việt: Việt là một trong hai nhân vật chính quan trọng của truyện kết tinh những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

2. THÂN BÀI 

* Khái quát nội dung truyện

– Truyện Những đứa con trong gia đình được kết cấu theo những đợt hồi tưởng của người lính trẻ tên Việt bị trọng thương, thất lạc đồng đội trong mấy ngày đêm. Diễn biến truyện hết sức linh hoạt xáo động không gian lẫn thời gian, đan chéo quá khứ với hiện tại, trong đó nhân vật Việt hiện lên với đầy đủ các nét về tính tình, tình cảm và tinh thần chiến đấu.

* Phân tích nhân vật Việt

a) Luận điểm 1: Việt là cậu bé có tính tình ngây thơ, hồn nhiên, thú vị

– Luôn tranh giành phần hơn từ chị: đi bắt ếch, giết giặc, đi bộ đội,…

– Thích những trò chơi hiếu động: bắn chim, câu cá, đi bộ đội vẫn mang ná thun,…

– Đêm trước khi lên đường đi bộ đội, vẫn vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay”, rồi ngủ quên lúc nào không biết.

– “Giấu chị như giấu của riêng” trước những lời trêu đùa của các anh trong đội.

– Bị thương trên chiến trường, không sợ địch, không sợ chết mà chỉ sợ con ma cụt đầu, gặp lại anh em thì vừa khóc vừa cười như đứa trẻ.

-> Việt là một chiến sĩ trẻ, chưa qua tuổi mười tám, vẫn còn giữ những nét hồn nhiên của một chàng trai mới lớn: hiếu động, ngây thơ, trẻ con.

b) Luận điểm 2: Việt có tình thương yêu gia đình sâu đậm.

– Tình cảm đối với chị:

+ Mẹ mất, chị Chiến trở thành chỗ dựa tinh thần của Việt.

+ Việt yêu thương chị hết lòng vì chị đã chăm sóc mình và còn vì “chị giống in như má”.

+ Lúc hai chị em khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm, “Việt thấy thương chị lạ”.

-> Thương chị, cảm nhận sâu sắc mối thù đè nặng trên vai.

– Tình cảm dành cho chú Năm:

+ Việt rất thương chú Năm từ khi còn nhỏ vì:

Chú hay bênh Việt

  • Chú thường hay hò mỗi khi kể về gia đình hay chiến công của mảnh đất này. Qua tiếng hò chú thường gửi gắm ý nghĩa câu hò vào trí tưởng tượng, tâm hồn của Việt bằng tất cả tình yêu thương đứa cháu của chú.

– Tình cảm đối với mẹ:

+ Trong kí ức của Việt, hình ảnh mẹ luôn hiện hữu.

Trong cái đêm thiêng liêng, hai chị em bàn tính thu xếp chuyện gia đình, Việt thấy “hình như má cũng đã về đâu đây…”.

  • Trong lúc bị thương trơ trọi giữa chiến trường, hình ảnh người mẹ thương yêu mãi chập chờn ẩn hiện trong Việt.

-> Việt hồi tưởng về mẹ với bao kỉ niệm chua xót lẫn ngọt ngào.

+ Việt thương má, bởi cả cuộc đời má đã vất vả, thầm lặng hi sinh, lặng lẽ chịu đựng mọi gian lao, đau khổ để đấu tranh, che chở cho đàn con.

+ Việt yêu quý má vô hạn, bởi má bao giờ cũng chăm chút ân tình đối với gia đình và đối với Việt. Nghĩ đến điều đó, Việt thèm muốn ước ao “ước gì bây giờ mình được gặp má”.

c) Luận điểm 3: Việt cũng là một chiến sĩ dũng cảm, tính cách anh hùng.

– Việt sinh ra, lớn lên và được nuôi dưỡng trong một gia đình có truyền thống yêu nước, gắn bó với cách mạng.

-> Thừa hưởng truyền thống yêu nước và cách mạng của gia đình nên ý thức chiến đấu bất khuất trong Việt đã được hình thành từ rất sớm.

+ Khi còn nhỏ đã dám xông vào đá thằng giặc giết cha mình

Xem thêm:  Nêu ý nghĩa nhan đề của đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”

– Khi lớn lên tranh giành đi tòng quân với chị Chiến dù chưa đủ tuổi.

– Trong quân ngũ Việt chiến đấu rất dũng cảm:

+ Dùng pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc.

– Dù đang bị thương nặng nhưng vẫn luôn trong tư thế chiến đấu, không hề run sợ:

+ “Tao sẽ chờ mày… mày là thằng chạy”.

+ Tỉnh dậy lần thứ tư giữa đêm sâu thẳm, nghe tiếng súng của đồng đội từ nơi xa, Việt cố gắng bò về hướng đó.

+ Khi đồng đội đã tìm được Việt, dù kiệt sức, Việt vẫn giữ tư thế sẵn sàng chiến đấu sinh tử với kẻ thù.

-> Tính cách anh hùng của Việt.

=> Chính mối thù nhà và tình thương những con người ruột thịt là động lực tinh thần mạnh mẽ thôi thúc Việt chiến đấu ngoan cường và dũng cảm.

* Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật

– Miêu tả nhân vật sắc nét qua hàng loạt hình ảnh sống thực, hồn nhiên đầy cảm động.

– Ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ

– Lời độc thoại, độc thoại nội tâm khi đứt khi nối theo mạch hồi tưởng của nhân vật

– Khắc họa tính cách, miêu tả tâm lí sắc sảo,…

3. KẾT BÀI 

– Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật Việt trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình

– Cảm nhận của cá nhân em về nhân vật.

Đề 4: Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi    

* Gợi ý trả lời 

I. MỞ BÀI

   Những đứa con trong gia đình thuộc số những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi. Thành công nổi trội của truyện là nghệ thuật xây dựng các tính cách nhân vật với cá tính đậm nét, đặc biệt là hai nhân vật Việt và Chiến.

II. THÂN BÀI

   1. Hai nhân vật có nhiều nét giống nhau về bản chất vì họ đều xuất thân từ một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng

   a) Thương cha thương mẹ, căm thù giặc sâu sắc, cùng một ý chí cầm súng đánh giặc trả thù cho ba má

   – Giành nhau ghi tên tòng quân.

  – Khiêng bàn thờ má gửi sang nhà chú Năm trước khi lên đường nhập ngũ “Nào, đưa má sang…đè nặng ở trên vai”.

  b) Dũng cảm gan góc và từng lập nhiều chiến công

  – Bắn tàu chiến từ giặc trên sông, phá xe tăng địch trong trận đánh giáp lá cà.

  – Cuộc đối thoại giữa hai chị em trước lúc lên đường đánh giặc: (Chú Năm nói…vậy à!)

  c) Tuổi đời còn rất trẻ, ngây thơ như con trẻ

   – Chị mười tám, em mười bảy.

   – Giành nhau mọi thứ như trẻ con: trong việc bắt ếch, ghi tên tòng quân, bắn tàu chiến Mĩ.

   2. Nhân vật có tính chất khác nhau, Chiến là chị, Việt là em

   a) Chị kiên trì: ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình của chú Năm.

   – Em hiếu động: thích bắt ếch, câu cá, bắn chim…

   b) Chị chưa hết tính trẻ con, có lúc còn tranh nhau với em nhưng vì thương em nên cuối cùng cũng nhường em: nhường phần ếch nhiều, nhường cả vết đạn bắn tàu giặc trên sông Định Thuỷ.

   – Em thì hiếu thắng: còn trẻ con hơn, là em nên không chịu nhường.

   c) Chị đảm đang, tháo vát, khôn ngoan, già dặn trước tuổi: lo toan việc nhà chu đáo trước khi lên đường, khiến Việt thấy chị giống hệt Má ngày trước và chú Năm cũng phải khen chị.

   – Em thì phó mặc tất cả, ừ ào khi nghe chị bàn việc nhà, rồi “ngủ quên lúc nào không biết”, đi bộ đội vẫn giữ chiếc ná thun, đánh giặc không sợ chết nhưng lại sợ ma…

   – Chị là cô gái mới lớn, bắt đầu thích soi gương, đi đánh giặc vẫn có cái gương trong túi…

III. KẾT BÀI

           Chiến và Việt, hai nhân vật trung tâm của truyện Những đứa con trong gia đình, bản chất có nhiều nét giống nhau, nhưng cá tính thì thật phong phú, mỗi người đều mang nét riêng và cả hai đều đáng yêu, đáng mến. Họ mang những vẻ đẹp tiêu biểu cho thế hệ trẻ Miền Nam cầm súng diệt Mĩ, cứu nước cứu nhà.

Đề 5: Màu sắc Nam Bộ trong truyện “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi

* Gợi ý trả lời 

I. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả tác phẩm.

– Nêu việc xây dựng được một tác phẩm mà con người với những nét tính cách, đặc điểm nhân vật đậm chất Nam Bộ, đây là một thành công lớn của Nguyễn Thi.

II. Thân bài:

– Giải thích: Chất Nam Bộ là khái niệm chỉ nét đặc sắc của tác phẩm để phân biệt với các tác phẩm khác. Chất Nam Bộ là sắc thái miền Nam trở thành một nét đặc trưng cho truyện ngắn thể hiện ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.

– Cơ sở tạo nên chất Nam Bộ trong truyện ngắn:

+ Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Thi.

+ Hoàn cảnh sáng tác của “Những đứa con trong gia đình”

– Biểu hiện của chất Nam Bộ:

– Nội dung:

a) Khắc họa và xây dựng hình tượng những con người miền Nam trong trang viết; ở mỗi người có những nét riêng nhưng họ đều điển hình cho con người Nam Bộ.

* Biểu hiện cụ thể:

– Không gian nghệ thuật: Hình ảnh miền sông nước Nam Bộ: rạch, vàm sông, con xuồng, mảnh vườn thoảng mùi hương cam…trong kí ức và nỗi nhớ của Việt; là mảnh đất chiến trường nơi Việt và đồng đội đã chiến đấu, là nơi Việt nằm lại một mình.

– Các nhân vật đều là con người Nam Bộ yêu quê hương, đất nước, gắn bó với cuộc đời sông nước. Họ có tính thẳng thắn, bộc trực, căm thù giặc sâu sắc, chiến đấu anh dũng song cũng rất tình cảm:

+ Má của Việt: một người phụ nữ nông dân Nam Bộ dành trọn đời cho chồng con, cho cách mạng, đảm đang tháo vát, giàu đức hy sinh, mạnh mẽ trong khổ đau mất mát (dẫn chứng)

+ Chú Năm: Từng tham gia kháng chiến chống pháp, bị thương nên về quê làm nghề sông nước, nhưng nhiệt thành cách mạng không hề giảm, luôn chăm lo cho các thế hệ con cháu (phân tích chi tiết cuốn sổ gia đình, giọng hò)

+ Chị Chiến và Việt: Những người con tiếp nối truyền thống gia đình, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, có tinh thần yêu quê hương đất nước, căm thù giặc sâu sắc, luôn có ý chí noi gương các thế hệ đi trước, có ý thức kéo dài thêm dòng sông truyền thống của gia đình.

=> Bên cạnh nét chung giữa mỗi nhân vật còn có những cá tính riêng (so sánh giữa chị Chiến và má, Chiến và Việt…)

b) Đề tài của tác phẩm phản ánh cuộc chiến đấu ở miền Nam từ đó tạo nên những trang văn nóng hổi chất hiện thực và có tính thời sự (hình ảnh gia đình miền Nam trong chiến tranh và không khí của chiến trường miền Nam đầy căng thẳng quyết liệt).

c) Tác phẩm đã khái quát lại không khí sinh hoạt của con người miền Nam và gợi lên không gian thiên nhiên mang nét đặc trưng của miền Nam tuy không khí ngột ngạt của chiến trường nhưng vẫn đậm chất thơ…

– Nghệ thuật: nhận xét về ngữ điệu, hệ thống ngôn từ, cách xưng hô

– Cách kể chuyện, ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ, giàu tính tạo hình, tính truyền cảm. Lời văn chân thực, thấm thía, làm nổi bật tâm lý, tính cách con người Nam Bộ.

– Giá trị: Chất Nam Bộ tạo nên nét hấp dẫn riêng cho Nguyễn Thi, truyền đến cho bạn đọc sự mến yêu đối vs miền Nam, cảm nhận được ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở miền Nam. Làm sáng lên chủ đề tác phẩm: tư tưởng đậm chất dân tộc trong chiến đấu.

III. Kết luận:

– Khẳng định lại một lần nữa tài năng của tác giả trong việc xây dựng lên một không gian, con người mang hơi thở đậm chất Nam Bộ.

Đề 6: Có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Thi là nhà văn của những người nông dân Nam Bộ” trong thời kì ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Qua truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

* Gợi ý trả lời 

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Thi

– Giới thiệu tác phẩm

– Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

a. Màu sắc Nam Bộ thể hiện qua tính cách, phẩm chất của các nhân vật:

– Chú Năm – tiêu biểu cho người nông dân Nam Bộ chất phác, hiền lành, bộc trực, thẳng thắn.

– Việt – người thành niên trẻ dũng cảm, kiên trinh và giàu tình cảm

– Má và chị Chiến – những người phụ nữ của vùng đất Nam Bộ với những tính cách đặc trưng: yêu thương chồng con, giàu đức hy sinh, đảm đang tháo vát, giỏi việc nước đảm việc nhà.

Xem thêm:  Câu hỏi ôn tập bài Tôi đi học chọn lọc

b. Màu sắc Nam Bộ thể hiện qua ngôn ngữ nhân vật

– Ngôn ngữ kể mang sắc thái Nam Bộ.

– Ngôn ngữ đối thoại sử dụng các phương ngữ.

– Lời nói và suy nghĩ thẳng thắn, bộc trực, giàu tình cảm.

c. Màu sắc Nam Bộ thể hiện qua không gian nghệ thuật:

– Những con sông chở nặng phù sa màu nước bạc

– Những vườn cây trái trĩu nặng sum suê

– Những cánh đồng bát ngát

– Những vàm sông.

3. Kết bài

– Khái quát, mở rộng vấn đề

Đề 7: Chủ nghĩa anh hùng qua “Rừng xà nu” và “Những đứa con trong gia đình”

* Gợi ý trả lời 

I. Mở bài

Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã đạt nhiều thành tựu lớn, đặc biệt là trong mảng tác phẩm thể hiện phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống lại kẻ thù xâm lược thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hai truyện ngắn “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là hai tác phẩm đã thành công trong sự khắc họa những hình tượng nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng cao đẹp, cho lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, sức mạnh chiến đấu của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm.

II. Thân bài

1. Thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học?

Đó là sự thể hiện của lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ tổ quốc của con người Việt Nam trong kháng chiến p và chống Mỹ, là sự trung thành với lí tưởng cách mạng được thử thách trong những hoàn cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc.

2. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện như thế nào trong hai truyện ngắn?

a. Về tác giả: Cả hai tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đều gắn bó với cuộc chiến đấu chống Mĩ, là những nhà văn chiến sĩ ở tuyến đầu máu lửa à Tác phẩm của họ mang hơi thở nóng hổi của cuộc chiến đấu với những hình tượng nhân vật sinh động, bước vào văn học từ thực tế chiến đấu.

b. Về hoàn cảnh sáng tác: Hai truyện ngắn “Rừng xà nu” ( 1965), “Những đứa con trong gia đình” (1966) đều ra đời trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi đế quốc Mĩ đổ quân vào miền Nam nước ta, dân tộc ta đứng trước trận chiến một mất một còn để bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyền sống. Đó là bối cảnh lịch sử để từ đó hai tác phẩm ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với chất sử thi đậm đà.

c. Về hình tượng nhân vật của hai truyện ngắn:

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trước tiên thể hiện ở những nhân vật mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, từ đau thương trỗi dậy để chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược:

– Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc:

+ Tnú là người con của làng Xô Man, nơi từng người dân đều hướng về cách mạng, bảo vệ cán bộ “ Đảng còn thì núi nước này còn” – Lời cụ Mết. (Rừng xà nu)

+ Chiến và Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước, căm thù giặc: Cha là cán bộ cách mạng, má là người phụ nữ Nam bộ kiên cường trong đấu tranh, hai con tiếp nối lí tưởng của cha mẹ. (Những đứa con trong gia đình)

– Họ đã chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc:

+ Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản thân bị giặc đốt mười đầu ngón tay.

+ Chiến và Việt chứng kiến cái chết của ba má: ba bị chặt đầu, má chết vì đạn giặc. Những đau thương đó hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam. Biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu cũng là một biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Tnú lên đường đi “lực lượng” dù mỗi ngón tay mất đi một đốt, Chiến và Việt cùng vào bộ đội, coi việc đánh giặc trả nợ nước thù nhà là lẽ sống. Họ chiến đấu bởi sức mạnh của lòng căm thù giặc, cũng là bởi sức mạnh của tình yêu thương, vì: chỉ có cầm vũ khí đứng lên, ta mới có thể bảo vệ được những gì thiêng liêng nhất, bảo vệ tình yêu và sự sống. Chân lí đó đã được minh chứng qua số phận và con đường cách mạng của những người dân Nam Bộ trong hai tác phẩm trên, chân lí đó cũng được rút ra từ thực tế đau thương mất mát nên nó càng có giá trị, càng phải khắc sâu vào lòng người.

– Họ đều mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, là những con người Việt Nam kiên trung trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm:

+ Tnú từ nhỏ đã gan dạ, đi liên lạc bị giặc bắt được, tra tấn dã man vẫn không khai. Anh vượt ngục trở về, lại là người lãnh đạo thanh niên làng Xô Man chống giặc, bị đốt mười ngón tay vẫn không kêu rên trước mặt kẻ thù. Ở Tnú toát lên vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên và vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại chống Mĩ.

+ Việt bị thương trong trận đánh lại lạc mất đơn vị, vẫn chắc tay súng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Đối với chị, Việt ngây thơ, nhỏ bé. Còn trước kẻ thù, Việt vụt lớn lên, chững chạc trong tư thế người anh hùng.

+ Chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ thể hiện ở từng nhân vật , mà còn thể hiện ở tập thể nhân vật anh hùng, và mỗi nhân vật đều tượng trưng cho phẩm chất của cả cộng đồng: Cụ Mết, Mai, Dít, Heng trong “Rừng xà nu”; ba, má, chú Năm trong “Những đứa con trong gia đình”. Họ đều là những con người yêu quê hương đất nước, gắn bó với buôn làng, với gia đình, với người thân yêu. Tình yêu tổ quốc của họ bắt đầu từ những tình cảm bình dị đó, cho nên nó càng bền bỉ, càng có sức mạnh lớn lao khiến kẻ thù phải run sợ.

Tóm lại, các nhân vật của hai truyện ngắn đều đã vượt lên nỗi đau và bi kịch cá nhân để sống có ích cho đất nước. Những đau thương của họ cũng chính là đau thương của dân tộc trong những năm tháng thương đau của chiến tranh. Tinh thần quả cảm, kiên cường của họ cũng chính là tinh thần của cả dân tộc Việt Nam, là biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

3. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng còn thể hiện ở sức sống bất diệt của con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu ác liệt:

– Dân làng Xô Man như rừng cây xà nu mặc dù “ Trong rừng hàng vạn cây, không cây nào không bị thương”, nhưng vẫn “ ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”, một cây ngã xuống thì bốn năm cây con mọc lên. Mai hi sinh thì Dít vươn lên thay thế, Heng như cây xà nu non hứa hẹn trở thành cây xà nu cường tráng tiếp nối cha anh. Tầng tầng, lớp lớp những người dân Xô Man Tây Nguyên tiếp nối đứng lên kiên cường chiến đấu với quân thù để bảo vệ quê hương đất nước mình.

– Ông nội bị giặc giết, cha của Chiến và Việt trở thành cán bộ Việt Minh, cha bị giết hại dã man, má Việt tiếp tục nuôi con và chiến đấu, đến khi má ngã xuống thì anh em Chiến và Việt lại tiếp nối con đường chiến đấu, thực hiện lí tưởng của gia đình, và trong dòng sông truyền thống của gia đình, họ là khúc sông sau nên hứa hẹn đi xa hơn cả thế hệ trước.

– Sự tiếp nối và kế thừa đó đã làm nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam thời chống Mĩ, là sức sống bất diệt giúp họ vượt qua bao đau thương do kẻ thù gây ra để tiếp tục chiến đấu và chiến thắng.

III. Kết bài: Qua hai tác phẩm, ta thấy:

– Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại chống Mĩ hiện diện trên khắp mọi miền của đất nước. Từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bằng đến miền núi. Tất cả tạo nên một sức mạnh long trời lở đất để “ nhấn chìm lũ bán nước và quân cướp nước”.

– Cuộc đời và sự hi sinh của những con người Việt Nam anh hùng mãi mãi là bản anh hùng ca tuyệt đẹp cho các thế hệ Việt Nam noi theo.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu