/tmp/qgafc.jpg
Nội dung bài viết
Xem thêm Tóm tắt: Chiếc lược ngà
Câu 1 (trang 202 sgk Văn 9 Tập 1):
* Kể tóm tắt cốt truyện: Ông Sáu xa nhà 8 năm mới được trở về thăm nhà, thăm con. Thế nhưng khi về thì bé Thu đứa con đầu lòng và cũng là duy nhất của ông lại không nhận ra cha vì vết sẹo trên má của ông. Đến khi em nhận ra cha thì ông lại phải lên đường. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tâm sức vào làm chiếc lược ngà để tặng cho con. Trong một trận càn, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông cố kịp trao lại cây lược cho người đồng đội để gửi lại cho cô con gái.
* Tình huống truyện bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu:
– Ông Sáu về thăm con nhưng bé Thu không nhận ra cha. Đến khi em nhận ra cha thì ông phải lên đường.
– Ông Sáu ở nơi căn cứ làm cây lược ngà tặng con, nhưng chưa kịp trao tặng cho con thì ông hi sinh.
Câu 2 (trang 202 sgk Văn 9 Tập 1): Diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng, khi ông Sáu được về phép:
* Trước khi nhận ra cha
– Trong phút đầu gặp gỡ: bé Thu giật mình, tròn mắt nhìn, tái mặt đi, vụt chạy.
→ Thái độ ngạc nhiên, ngờ vực.
– Trong mấy ngày phép: Bé không gọi ông Sáu là cha, xa cách với người cha của mình, được ông Sáu gắp thức ăn cho em gắp trả lại, bị đánh đòn em không khóc rồi bỏ sang bà ngoại.
→ Là một em bé có cá tính mạnh mẽ, tình yêu thương cha sâu sắc, chân thành.
* Khi ông Sáu chuẩn bị lên đường: em kịp nhận ra cha, em chạy xô tới, dang tay ôm cổ, hôn cha khắp vùng, hôn cả vết theo dài trên má cha.
→ Tình yêu cha bộc lộ một cách tự nhiên, chân thành.
⇒ Nhận xét:
– Bé Thu là một em bé có tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi.
– Có cá tính cứng cỏi đến ương ạnh nưng cũng rất hồn nhiên, đáng yêu của trẻ em Nam Bộ.
– Nhà văn rất am hiểu và miêu tả thành công diễn biến tâm lí của trẻ thơ qua dáng vẻ, cử chỉ, lời nói.
Câu 3 (trang 202 sgk Văn 9 Tập 1): Tình cảm sâu nặng của ông Sáu đối với con được thể hiện:
* Khi về thăm nhà:
– Tình cha cứ nôn nao trong lòng ông, gặp con ông vội kêu, giơ tay đón con, nhảy thót lên, vết thẹo đỏ ửng dần dần.
– Trong suốt mấy ngày phép: ông tìm mọi cách chăm sóc con niw muốn bù đắp, kiên nhẫn chờ đợi.
Trước lúc lênđường: hạnh phúc, cảm động nghẹn ngào khi con nhận ra mình.
* Ở căn cứ:
– Tình yêu thương cũng nỗi nhớ con đã thôi thúc ông thực hiện lời hứa làm cây lược tặng con.
– Trước lúc hi sinh: ông cố kịp trao cây lược cho người đồng đội như trao lại cả tình cảm sâu nặng và trách nhiệm cao cả người cha đối với bác Ba.
⇒ Nhận xét: Tình cảm của người cán bộ cách mạng ấy dành cho con thật thiêng liêng, sâu nặng, bền vững trước mọi tàn khốc, dủy diệt của chiến tranh.
Câu 4 (trang 202 sgk Văn 9 Tập 1): Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật bác Ba là bạn của ông Sáu đồng thời cũng là người chứng kiến sự việc.
⇒ Tác dụng:
– Làm cho nội dung câu chuyện kể thêm khách quan, trung thực, đáng tin cậy.
– Giúp người kể bày tỏ linh hoạt cảm xúc của mình và đưa ra những đánh giá, nhận xét khách quan.
Thái độ và hành động của bé Thu đối với ba rất trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông Sáu sắp ra đi, nhưng vẫn rất nhất quán trong tính cách của nhân vật bởi: Bé Thu là một đứa trẻ có tính mạnh mẽ, yêu ghét rạch ròi. Trong sâu thẳm tâm hồn trẻ thơ ấy vẫn luôn thường trực tình yêu thương cha mãnh liệt. Em chỉ gọi ông Sáu là cha khi biết được chính xác đó chính là người cha của mình.
Thông qua câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh chuyện muốn khẳng định, ngợi ca tình cảm thiêng liêng, sâu nặng. Tình cảm ấy mang tính nhân văn cao đẹp, bền vững trong mọi hủy diệt của chiến tranh.