/tmp/klatk.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Lao xao Ngữ văn lớp 6, bài học tác giả – tác phẩm Lao xao trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Tóm tắt truyện: Trời chớm vào hè, cây cối ùm tùm. Khung cảnh làng quê chớm hè được miêu tả với thế giới các loài hoa. Hoa lan nở trắng xóa. Hoa giẻ từng chùm, hoa móng rồng bụm bẫm. Những con ong đánh nhau để hút mật. Thế giới các loài chim hiền cũng được miêu tả rất sinh động. Chim sáo đậu, sáo đen hót, đậu trên lưng bò, chim tu hú báo hiệu mùa tu hú chín,… Chim Điệp nhanh nhảu. Bìm bịp suốt nagỳ đêm rúc trong bụi cây. Những con chim ác như con diều hâu bắt gà con. Quạ đen, quạ khoang lia lia dòm chuồng lợn. Chim cắt cánh như mũi dao bầu, không một loài chim nào trị được mà vẫn bị chèo bẻo đánh.
1. Tác giả: Duy Khán (1934 – 1993) quê ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
2. Tác phẩm
a) Xuất xứ: Bài Lao xao trích từ tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, tác phẩm được giải thưởng Hội nhà văn năm 1987
b) Bố cục: 2 phần
– Phần 1: Từ đầu đến “ râm ran”: Cảnh làng quê lúc chớm hè
– Phần 2: Còn lại: Thế giới các loài chim.
c) Thể loại: hồi kí
d) Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả.
e) Giá trị nội dung
Bằng sự quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình yêu mến cảnh sắc quê hương, tác giả bài văn đã vẽ nên những bức tranh cụ thể, sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê.
f) Giá trị nghệ thuật
– Sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa.
– Miêu tả cụ thể, chi tiết độc đáo.
– Ngôn ngữ đặc sắc, sử dụng nhiều từ láy.
– Sự kết hợp giữa miêu tả, tự sự và biểu cảm.
1. Cảnh làng quê lúc chớm hè qua sự hồi tưởng của tác giả
– Tác giả miêu tả khung cảnh làng quê lúc chớm hè qua thế giới các loài hoa:
+ Hoa lan nở trắng xóa
+ Hoa giẻ từng chùm.
+ Hoa móng rồng thơm như mùi mít chín.
+ Ong bướm đánh đuổi nhau vì hoa, vì phấn, vì mật.
+ Bướm bỏ chỗ lao xao.
– Tác giả miêu tả đặc điểm hoạt động của ong bướm trong môi trường sinh sống của chúng.
=> Vẻ đẹp, sức sống dạt dào nơi vườn hè.
2.Thế giới các loài chim
– Thế giới các loài chim được miêu tả theo hai nhóm: Nhóm chim hiền và chim ác
– Nhóm chim hiền:
+ Chím sáo thì đậu cả trên lưng trâu mà hót.
+ Chim tu hú thì báo hiệu mùa tu hú chín, đỗ trên ngọn tu hú mà kêu.
+ Nghệ thuật nhân hóa: chị Điệp, cậu Sáo, em Tú hú.
=> Cảnh vui vẻ, sinh động.
– Nhóm chim ác:
+ Tác giả dùng câu chuyện về nguồn gốc con chim bìm bịp thể hiện sự căm ghét cái ác, cái xấu.
+ Tác giả liệt kê những loài chim thường gặp ở nông thôn với hình dáng, lai lịch và hoạt động: “quạ bắt gà con, ăn trộm trứng, ngó nghiêng chuồng lợn” ; chim cắt cánh nhọn như mũi dao bầu chọc tiết lợn…
– Tác giả còn miêu tả các loài chim trị ác. Đó là loài chim chèo bẻo với hình dáng “ như những mũi tên đen hình đuôi cá”. Loai chim này được miêu tả hành động “lao xuống đánh diều hâu túi bụi khiến diều hâu phải nhả con mồi, hú vía”.
=> Tác giả muốn ca ngợi sự dũng cảm của chèo bẻo.