/tmp/ahrij.jpg
Câu 1 (trang 142 sgk Văn 11 Tập 1):
∗ Tiểu sử
– Nam Cao (1917-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri
– Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con
– Sau hơn ba năm bôn ba ở Sài Gòn kiếm sống ông trở về quê nhà dạy học ở trường tư thục nhưng cuộc đời giáo khổ trường tư cũng không yên ổn, quân Nhật vào Đông Dương, trường đóng của ông phải sống chật vật, lay lắt bằng nghề viết văn và gia sư
– Ông tham gia cách mạng từ năm 1943 và tích cực hoạt động, dùng ngòi bút để chiến đấu
– Năm 1951 trên đường đi công tác ông bị giặc phục kích và sát hại
∗ Con người
– Vẻ ngoài lạnh lùng, đời sống nội tâm sục sôi luôn nghiêm khắc đấu tranh với mình thoát khỏi cái tầm thường, nhỏ nhoi để vươn tới những giá trị cao đẹp. Chính điều này đã làm nên thành công cho Nam Cao ở mảng đề tài khám phá nội tâm người trí thức nghèo
– Là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình yêu thương nhất là người nông dân nghèo→ những trang văn viết về người nông dân luôn thấm đượm tư tưởng nhân đạo sâu sắc
– Là người luôn day dứt suy tư về bản thân cuộc sống→ những sáng tác của ông luôn giàu tính triết lí
→ Cuộc đời lao động sáng tạo nghệ thuật của ông là tấm gương cho hậu thế nhất là các nhà văn trẻ
Câu 2 (trang 142 sgk Văn 11 Tập 1):
Những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật
– Phê phán sự thoát li, khẳng định giá trị văn học nghệ thuật: Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than
– Văn học chân chính là văn học thấm đượm tư tưởng nhân đạo, vừa mang nỗi đau, vừa tiếp thêm sức mạnh cho con người trong cuộc đấu tranh vươn tói cuộc sống nhân ái, công bằng, hòa hợp, làm cho người gần người hơn
– Đề cao sự tìm tòi sáng tạo trong nghề văn
– Nhà văn phải có lương tâm, nhân cách và trách nhiệm với nghề nghiệp của mình
Câu 3 (trang 142 sgk Văn 11 Tập 1):
– Viết về người trí thức nghèo Nam Cao thường trăn trở về:
+ Miêu tả chân thực, cảm động tình cản sống dở chết dở của người trí thức nghèo
+ Đi sâu diễn tả tấn bi kịch, tinh thần dai dẳng đau đớn ở họ
+ Phê phán xã hội ngột ngạt, phi nhân tính đã bóp nghẹt sự sống con người
+ Thể hiện niềm khao khát về một cuộc sống thực sự có ý nghĩa
– Viết về người nông dân cùng khổ Nam Cao thường trăn trở về:
+ Dựng nên một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam: đói nghèo, sơ xác, bần cùng thê thảm
+ Nam Cao đực biệt quan tâm đến những phận người thấp cổ bé họng, bị lăng mạ, xỉ nhục đẩy vào đường cùng
+ Đi sâu vào tình trạng người nông dân bị tha hóa, lưu manh hóa , mất hết nhân hình lẫn nhân tính
+ Tố cáo đanh thép xã hội tàn bạo
+ Phát hiện khẳng định bản chất lương thiện ngay cả trong những con người bị hủy hoại cả nhân hình lẫn nhân tính
Câu 4 (trang 142 sgk Văn 11 Tập 1):
– Luôn đi sâu khám phá tinh tế nội tâm nhân vật
+ Đặc biệt sắc xảo trong việc diễn tả trạng thái lưỡng tính dở say dở tỉnh, dở khóc, dở cười ở nhân vật
+ Xây dựng được những đoạn độc thoại nội tâm hết sức chân thực sống động
– Nam Cao thường viết về cái nhỏ nhặt xoàng xĩnh hằng ngày nhưng lại đặt ra những vấn đề lớn lao có tầm triết lí sâu sắc
– Giọng văn đa dạng, linh hoạt nhưng nổi lên hai giọng tự sự lạnh lùng và trữ tình sôi nổi thiết tha
– Ngôn ngữ của Nam Cao giản dị sống động như đời sống thực và có chiều sâu cảm xúc