/tmp/eyxjx.jpg
Nội dung bài viết
Xem thêm Tóm tắt: Em bé thông minh
– Phần 1 (từ đầu đến “lỗi lạc”): nhà vua sai viên quan của mình đi tìm người tài cho đất nước.
– Phần 2 (tiếp đến “láng giềng”): cậu bé liên tục giải được những câu đố khó.
– Phần 3 (còn lại): Cậu bé được nhà vua phong cho làm trạng nguyên.
Câu 1 (trang 74 sgk Văn 6 Tập 1):
– Hình thức dùng các câu đố thử tài con người thường rất phổ biến trong các câu chuyện cổ tích. Bởi lẽ, việc ra câu đố và giải đố sẽ giúp liên kết các sự kiện, nhân vật xung quanh có liên quan đến câu đố đó. Ngoài ra, hình thức này còn tạo ra các tình huống để phát triển cốt truyện, tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc người nghe. Đặc biệt, tài năng, phẩm chất trí tuệ của các nhân vật cũng được bộc lộ trong quá trình giải đố mà người bình thường không giải được.
Câu 2 (trang 74 sgk Văn 6 Tập 1):
– Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần và những lần sau luôn khó hơn rất nhiều so với lần trước:
+ Lần 1: Trả lời câu hỏi vô lí của viên quan (không ai cày xong lại mất công đi đếm số đường cày trong một ngày.)
+ Lần 2: Thay mặt dân làng giải câu đố của nhà vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).
+ Làn 3: Trả lời câu đố của vua ra cho chính mình.
+ Lần 4: Trả lời câu đố của sứ giả nước láng giềng và giúp đất nước tránh được một cuộc chiến tranh.
– Qua mỗi lần giải đố, mức độ khó của câu đố tăng dần. Điều này khẳng định trí thông minh của cậu bé là khác người.
Câu 3 (trang 74 sgk Văn 6 Tập 1):
– Lần 1:
+ Viên quan đố: Trâu cày một ngày được mấy đường?
+ Cậu bé: ngựa một ngày đi được mấy bước.
→ Câu trả lời nhanh nhạy này tạo sự bất ngờ thú vị, khiến viên quan không thể đáp trả được.
– Lần 2:
+ Vua ban ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực và ra lệnh nuôi trâu đực đẻ được thành 9 con.
+ Cậu bé: “tương kế tựu kế”, gài nhà vua vào bẫy rằng trách cha mình không đẻ em bé để vua phải bật ra điều phi lí trong câu đố của mình. Cậu bé dùng lí lẽ của vua đó là giống đực không đẻ để đối lại câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ, trâu ăn cỏ chứ không lúa nếp.)
– Lần 3:
+ Vua ban một con chim sẻ, yêu cầu thịt chim sẻ thành ba cỗ thức ăn.
+ Cậu bé: yêu cầu vua rèn cái kim may thành dao để làm thịt chim.
– Lần 4:
+ Sứ giả nước láng giềng: đố luồn sợi chỉ qua con ốc.
+ Cậu bé giải đố bằng kinh nghiệm dân gian khiến cho mọi người xung quanh không khỏi bất ngờ thú vị vì nó hết sức giản dị và hồn nhiên.
Câu 4 (trang 74 sgk Văn 6 Tập 1):
– Ý nghĩa của câu chuyện: Đề cao phẩm chất trí tuệ con người. Cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được lấy ra từ hiện thực cuộc sống vô cùng đa dạng. Những người nông dân lao động khi xưa tuy không mấy ai có cơ hội được đi học nhưng những kinh nghiệm, kiến thức mà họ tích lũy được là nhờ từ cuộc sống, trường học của họ chính là trường đời.
Câu 1 (trang 74 sgk Văn 6 Tập 1):
– Khi kể diễn cảm cần đảm bảo đầy đủ các sự kiện được diễn ra trong câu chuyện đồng thời kết hợp dùng những từ ngữ giàu tính biểu cảm như: thật lạ, bất ngờ lắm, vô cùng, thật đáng khâm phục, chao ôi, …
Câu 2 (trang 74 sgk Văn 6 Tập 1):
– Một câu chuyện “Em bé thông minh” mà em biết:
“Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua xuống chiếu cho mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng: nếu trái lệnh thì cả làng phải chịu tội.
Cả làng vô cùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé mỉm cười thưa với cha:
– Cha hãy đưa con lên kinh đô gặp vua để con lo việc này cho bà con. Cụ tiên chỉ đưa lộ phí cho hai cha con nhà nọ.
Đến được sân rồng, cậu bé khóc thảm thiết. Vua lấy làm lạ gọi vào hỏi. Chú bé tâu lên:
– Muôn tâu đức vua. Bố cháu mới đẻ một em bé, bắt cháu đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị bố đuổi đi!
Nhà vua nghiêm giọng:
– Bố mày là đàn ông, là giống đực thì đẻ làm sao được. Thằng bé này láo, dám cả gan đùa với trẫm.
Cậu vé bình tĩnh tâu lên:
– Muôn tâu đức vua, vậy sao đức vua lại ra lệnh cho làng cháu phải dâng gà trống biết đẻ trứng ạ?
Vua bật cười, nghĩ thầm: “Hiền tài đang ở trước mắt ta..”
Mấy hôm sau, nhà vua sai thị thần đem đến cho chú bé một con chim sẻ, bắt làm thịt chim nấu thành ba cỗ dâng lên. Chú bé mỉm cười, đưa cho viên quan một cây kim bé xíu và dặn:
– Xin ngài tâu lên đức vua rèn cây kim này thành một con dao thật sắc để ta xẻ thịt chim.
Nhà vua biết chú bé là thần đồng, bèn đưa vào học trường Quốc tử giám để đào tạo nhân tài.”
Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải câu đố, vượt qua những thử thách, …). Từ đó, tạo nên những tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong cuộc sống lao động hằng ngày.