/tmp/siaxa.jpg
Xem thêm Tóm tắt: Sống chết mặc bay
Câu 1 (trang 81 sgk Văn 7 Tập 2): Bố cục của bài:
– Từ đầu đến ” không khéo thì vỡ mất”: Cảnh đê sắp vỡ.
– Tiếp đến ” Điếu, mày”: Cảnh dân chúng trên đê và cảnh quan lớn, lũ tay sai trong điếm trước khi đê vỡ.
– Còn lại: Cảnh quan thắng ván tổ tôm và cảnh đê vỡ dân chúng lầm than.
Câu 2 (trang 81 sgk Văn 7 Tập 2):
a. Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện “Sống chết mặc bay” là
– Cảnh đê vỡ: mưa tầm tã, nước sông dâng lên cuồn cuộn, dân chúng hàng trăm nghìn người đang cố gắng hết sức cứu đê >< Cảnh trong đình vững chãi, cao ráo, cách xa khúc đê sắp vỡ, không khí tĩnh mịch, quan lớm uy nghi, chiễm chệ ngồi đánh tổ tôm bên cạnh kẻ hầu người hạ.
– Cảnh khốn khổ nghèo khó của dân chúng >< xa hoa, trụy lạc của quan lớn với bát yến hấp, đồng hồ vàng.
b. Phân tích.
Cảnh vỡ đê | Cảnh trong đình |
– Trời mưa tầm tã – Nước sông dâng to cuồn cuộn, bốc lên – Dân phu hàng trăm nghìn người cố hết sức hộ đê – tình cảnh thật bi thảm. – Dân xao xác gọi nhau, tiếng trống,tiếng ốc thổi vô hồi – lo thay, nguy thay. – Dân cố hết sức nhưng vô vọng, sức người không địch nổi sức trời. Cụ thể: + Hình ảnh: “Kẻ thì …lướt thướt như chuột” + Âm thanh: “Trống đánh … xác gọi nhau” + Nhiều từ láy tượng hình (bì bõm …). Kết hợp ngôn ngữ biểu cảm (than thay, lo thay…) → hối hả, chen chúc, nhếch nhác, thảm hại → dựng lại cảnh dân đang chống chọi với nước, để đối lập với cảnh tượng trong đình – Đê vỡ thật – dân rơi vào cảnh thảm sầu → thiên nhiên đang đe doạ cuộc sống, người dân trông thật thảm sầu |
– Đình vững chãi, cao ráo, cách xa khúc đê xắp vỡ. – Không khí tĩnh mịch, nghiêm trang, đèn thắp sáng trưng. – Quan uy nghi, chiễm chệ, nhàn nhã, đầy đủ nghi thức, đầy đủ tiện nghi. Cụ thể: + Chân dung: uy nghi, chễm chệ … mà gãi + Đồ vật: bát yến hấp…đồng hồ vàng – Quan đam mê tổ tôm “đê vỡ mặc đê” … không bằng nước bài cao thấp. – Quan hù doạ, quát nạt: “đê vỡ rồi ông cách cổ chúng mày, bỏ tù chúng mày.” → là viên quan béo tốt, nhàn nhã, thích hưởng thụ, hách dịch – Quan: + Khi nghe tin đê vỡ: “Đê vỡ rồi… Có biết không?” + Khi ù nước bài lớn: “Ù! Thông tôm, chi chi nảy!… Điếu mày!” → tôn nghiêm trật tự, quan uy nghi, đường bệ, nhàn nhã với niềm vui phi nhân tính. c. Hình ảnh của tên quan phủ đi ” hộ đê” là viên quan béo tốt, nhàn nhã, thích hưởng thụ, hách dịch tính cách tàn nhẫn, vô lương tâm của quan phụ mẫu và tố cáo bọn quan lại vô trách nhiệm với mạng sống của con người. d. Dụng ý của tác giả khi xây dựng cảnh tương phản này: Phản ảnh chân thực sự đối lập giữa cuộc sống của nhân dân trong xã hội cũ (cơ cực, thê thảm) và cuộc sống của bọn quan lại (ăn chơi, hưởng lạc, vô trách nhiệm). Từ đó lên án tố cáo xã hội với những viên quan phụ mẫu vô nhân tính. |
Câu 3 (trang 82 sgk Văn 7 Tập 2):
a. Sự tăng cấp mà tác giả muốn nhắc tới là: Trời mưa tầm tã. Nước mưa tầm tã trút xuống, dưới xông nước thời cứ cuồn cuộn bốc lên.
Dân phu hàng trăm nghìn người cố hết sức hộ đê – tình cảnh thật bi thảm.
– Dân xao xác gọi nhau, tiếng trống, tiếng ốc thổi vô hồi – lo thay, nguy thay.
– Dân cố hết sức nhưng vô vọng, sức người không địch nổi sức trời.
+ Hình ảnh: “Kẻ thì …lướt thướt như chuột”
+ Âm thanh: “Trống đánh … xác gọi nhau”
+ Nhiều từ láy tượng hình (bì bõm …). Kết hợp ngôn ngữ biểu cảm (than thay, lo thay…)
→ hối hả, chen chúc, nhếch nhác, thảm hại → dựng lại cảnh dân đang chống chọi với nước, để đối lập với cảnh tượng trong đình
– Đê vỡ thật – dân rơi vào cảnh thảm sầu
b.Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê cờ bạc của tên quan phụ mẫu.
– Quan đam mê tổ tôm “đê vỡ mặc đê” … không bằng nước bài cao thấp.
– Quan hù doạ, quát nạt: “đê vỡ rồi ông cách cổ chúng mày, bỏ tù chúng mày.”
→ là viên quan béo tốt, nhàn nhã, thích hưởng thụ, hách dịch
– Quan:
+ Khi nghe tin đê vỡ: “Đê vỡ rồi… Có biết không?”
+ Khi ù nước bài lớn: “Ù! Thông tôm, chi chi nảy!… Điếu mày!”
c. Làm tăng mức độ tương phản đối lập giữa một bên là sự nguy cấp lên đến cực điểm của việc cứu và hộ đê, mộ bên là sự thản nhiên, tàn nhẫn, vô lương tâm của quan phụ mẫu và tố cáo bọn quan lại đã tố cáo và phê phán hành động ham mê bài bạc và vô trách nhiệm của viên quan. Nếu viên quan chỉ ham đánh bạc thì đó là thói xấu trong sinh hoạt của cá nhân y. Nhưng y đánh bạc khi làm công vụ, cụ thể là khi đi hộ đê, liên quan đến tính mạng và tài sản của dân chúng thì đó là sự vô trách nhiệm.
Câu 4 (trang 82 sgk Văn 7 Tập 2):
a. Giá trị nội dung:
– Giá trị hiện thực: Phản ảnh chân thực sự đối lập giữa cuộc sống của nhân dân trong xã hội cũ (cơ cực, thê thảm) và cuộc sống của bọn quan lại (ăn chơi, hưởng lạc, vô trách nhiệm).
– Giá trị nhân đạo: Thể hiện lòng thương cảm chân thành trước cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân trước hoạ do “tại trời ách nước”. Lên án kẻ cầm quyền thờ ơ, vô trách nhiệm với tính mệnh dân thường.
b. Giá trị nghệ thuật:
– Xây dựng nhân vật bằng nhiều hình thức ngôn ngữ, nhất là đối thoại.
– Kết hợp nhuẫn nhuyễn 2 phép tương phản và tăng cấp để khắc hoạ nhân vật làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm .
– Ngôn ngữ sinh động, miêu tả cụ thể, nhất là khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật.
Câu 1 (trang 83 sgk Văn 7 Tập 2):
Hình thức ngôn ngữ | Có | Không |
Ngôn ngữ tự sự | + | – |
Ngôn ngữ miêu tả | + | – |
Ngôn ngữ biểu cảm | + | – |
Ngôn ngữ người dẫn chuyện | + | – |
Ngôn ngữ nhân vật | + | – |
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm | – | – |
Ngôn ngữ đối thoại | + | – |
Câu 2 (trang 83 sgk Văn 7 Tập 2):
Tính cách của viên quan phủ: Tàn nhẫn, thờ ơ, vô trách nhiệm, tham lam, bỉ ổi, sa đọa, ham mê cờ bạc tổ tôm,, hách dịch.
Ngôn ngữ của hẵn: hách dịch, quát nạt, đe dọa, cộc lốc
⇒ Ngôn ngữ và tính cách có mối quan hệ biện chứng. Tính cách được thể hiện qua ngôn ngữ và ngược lại.
Tác phẩm ” Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt viên quan tri phủ, phụ mẫu nhưng “lòng lang dạ sói”, ăn chơi hưởng thụ sa đọa bỏ mặc dân chúng, từ đó bày tỏ niềm thương cảm với dân chúng lầm than.