Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản ngắn nhất


Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản

I. Thế nào là đoạn văn

Câu 1 (trang 34 sgk Văn 8 Tập 1):

– Văn bản trên gồm 2 ý chính.

– Mỗi ý được triển khai trong một đoạn.

+ Đoạn 1: Giới thiệu về tác giả Ngô Tất Tố

+ Đoạn 2: Giá trị cơ bản của tác phẩm “Tắt đèn”

Câu 2 (trang 35 sgk Văn 8 Tập 1): Dấu hiệu hình thức để nhận biết đoạn văn:

– Chữ đầu đoạn viết hoa lùi đầu dòng.

– Hết đoạn ngắt xuống dòng.

Câu 3 (trang 35 sgk Văn 8 Tập 1):

– Đặc điểm của đoạn văn:

+ Hình thức: gồm 1 hoặc nhiều câu.

+ Đầu đoạn lùi đầu dòng và hết đoạn ngắt xuống dòng.

– Đặc điểm nội dung: Diễn đạt 1 ý trọn vẹn.

– Đoạn văn là đơn vị trực tiếp cấu tạo nên văn bản, có dấu hiệu bắt đầu từ chữ đầu tiên viết hoa lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng và biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn.

II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn

1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn

a) Những từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn 1: Ngô Tất Tố (1893-1954)

b) Câu then chốt của đoạn thứ 2: “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.

– Đây là câu chủ đề của đoạn vì nó nêu khái quát nội dung của cả đoạn.

Xem thêm:  Soạn bài Văn bản (Tiếp theo) ngắn nhất

c) – Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng để làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng biểu đạt.

– Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối của đoạn văn.

2. Cách trình bày nội dung của đoạn văn.

a) Đoạn thứ nhất không có câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề có vai trò duy trì đối tượng trong đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có ý nghĩa ngang nhau. Nội dung của đoạn được triển khai theo trình tự thời gian, từ khái quát đến cụ thể.

Đoạn thứ hai có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, ý được triển khai theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng.

b) Đoạn văn này có câu chủ đề nằm ở cuối đoạn: Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào.

Nội dung của đoạn văn này được trình bày theo trình tự từ cụ thể đến khái quát, từ riêng đến chung.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 36 sgk Văn 8 Tập 1): Văn bản “Ai nhầm” có hai ý chính, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.

– Đoạn 1: Giới thiệu về ông thầy đồ.

– Đoạn 2: Tình huống gây cười của câu chuyện và cái dốt của ông thầy đồ.

Câu 2 (trang 36 sgk Văn 8 Tập 1): Cách trình bày nội dung trong các đoạn văn:

a) Đoạn này triển khai theo kiểu diễn dịch. Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn (Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương). Tình yêu thương của Trần Đăng Khoa được cụ thể hóa ở hai câu tiếp theo.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về tiền bạc và hạnh phúc năm 2021

b) Đoạn văn triển khai theo ý song hành, không có câu chủ đề. Khái quát ý nghĩa của câu ta được chủ đề của đoạn: Cảnh vật khi mưa sắp tạnh và sau cơn mưa.

c) Đoạn văn triển khai theo ý song hành, chủ đề là: Giới thiệu khái quát về nhà văn Nguyên Hồng.

Câu 3 (trang 37 sgk Văn 8 Tập 1): Với câu chủ đề “Lịch sử…”, có thể viết đoạn văn theo các cách như sau:

– Đoạn diễn dịch:

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chỉ riêng lịch sử thế kỉ XX, với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cũng đã chứng tỏ điều này.

– Đoạn quy nạp:

Với chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, lịch sử dân tộc Việt Nam thế kỉ XX thực sự là những trang sử vàng. Hai cuộc kháng chiến vĩ đại đến thần thánh ấy là những minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Câu 4 (trang 37 sgk Văn 8 Tập 1):

a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: (quy nạp)

Thành công là cố gắng hết sức làm được những điều bản thân mong muốn. Thất bại là sau bao nhiêu cố gắng nhưng kết quả không được như suy tính của mình. Như vậy, thành công và thất bại đều nói đến kết quả của quá trình làm việc của con người.

b. Giải thích tại sao người xưa lại nói Thất bại là mẹ thành công.

Người ta nói rằng: Thất bại là mẹ thành công. Tại sao lại như vậy, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu.Trong cuộc sống, muốn đạt được thành tựu con người phải không ngừng cố gắng. Thế nhưng không phải sự cố gắng nào cũng được đền đáp, có những người trước khi đến thành công nhưng phải trải qua muôn ngàn thử thách. Thất bai là mẹ thành công tức là có thất bại mới có thành công, thất bại nhiều mà không nản chí cứ kiên trì cố gắng cuối cùng cũng có ngày thành công.

Xem thêm:  Viết đoạn văn tả về ngôi nhà nơi em đang sống năm 2021

c. Bài học vận dụng câu tục ngữ ấy trong đời sống

Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều minh chứng cho việc thất bại là mẹ thành công. Có một cô học sinh nọ, vì nhà nghèo không có điều kiện đi học nhiều nên cô đã thi trượt đại học. Từ bỏ ước mơ của mình cô đi làm thuê rất vất vả nhưng vẫn không đủ trang trải cuộc sống. Cuối cùng cô quyết định ôn thi lại đại học, vừa mệt mỏi với công việc lại phải đầu tư thời gian công sức ôn thi, cô cũng đã đổ đại học. Vừa học vừa làm rất nhiều lần cô nghĩ đến chuyện bỏ cuộc nhưng với lòng quyết tâm cũng như sự cố gắng của mình, khi ra trường cô kiếm được một công việc tốt. Hay ở một công ti A, trong những năm mới thành lập, công ti liên tục thua lỗ gần như trắng tay, nhưng giám đốc luôn kiên trì tìm hướng đi mới, liên tục thay đổi và học hỏi. Sau mười năm với những kinh nghiệm cũng như sự cố gắng, công ti ấy đã trở nên lớn mạnh.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu