/tmp/fxygz.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Phò giá về kinh Ngữ văn lớp 7, bài học tác giả – tác phẩm Phò giá về kinh trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Bài thơ “Phò giá về kinh” đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần.
1. Tác giả
– Trần Quang Khải (1241- 1294) , con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông, được phong Thượng tướng, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên.
– Ông là một võ tướng kiệt xuất và là một người có những vần thơ hay.
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ được sáng tác lúc tác giả đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về kinh đô Thăng Long sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử.
b, Bố cục: 2 phần
– 2 câu đầu: Không khí chiến thắng hào hùng
– 2 câu sau: Quyết tâm bảo vệ hòa bình cùng niềm tin vào sự trường tồn của dân tộc.
c, Phương thức biểu đạt
– Biểu cảm
d, Thể thơ
– Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, gieo vần tương tự như ở thất ngôn tứ tuyệt.
g, Giá trị nội dung
– Bài thơ là hào khí chiến thắng Đông A của thời đại nhà Trần cùng khát vọng giữ gìn hòa bình xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị.
– Thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc
h, Giá trị nghệ thuật
– Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, dồn nén
– Lời thơ hào hùng, đanh thép.
1. Không khí chiến thắng hào hùng
– Địa danh “Chương Dương- Hàm Tử”: hai trận đánh thắng lớn
– Động từ “đoạt, cầm” mạnh mẽ, đầy sức mạnh
=> Tái hiện chiến thắng vang dội của quân và dân ta từ đó ca ngợi chiến công vẻ vang và thể hiện lòng tự hào dân tộc
2. Quyết tâm bảo vệ hòa bình cùng niềm tin vào sự trường tồn của dân tộc.
– “Tu trí lực” : Cần tập trung xây dựng tiềm lực đất nước sau khi đánh bại quân thù
– “Vạn cổ thử giang sang” (Non nước ấy ngàn thu). Khẳng định sự tồn vong bất diệt của đất nước đến muôn đời.
=> Đây không chỉ là tâm tư của tác giả mà còn là nỗi mong muốn chung của toàn dân tộc để xây dựng một Đại Việt hùng mạnh.