/tmp/eaert.jpg
Bố cục
3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “biết gì tất cả về anh“): Tình yêu là sự hiểu biết trong tâm hồn
+ Phần 2 (tiếp đến ‘‘biên giới của nó đâu“): Tình yêu là sự hiến dâng và đón nhận
+ Phần 3 ( Còn lại): Những nghịch lí diễn tả sự đa dạng của tình yêu
Câu 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 62)
+ Hình ảnh so sánhtrong câu mở đầu rất sống động, hình tượng đến tuyệt vời: “như trăng kia…” hình ảnh lung linh huyền ảo của ánh trăng hay chính tâm hồn em đang muốn đi sâu vào, hoà làm một với tâm hồn anh như trăng kia sẽ hoà tan vào lòng biển cả
⇒ Đó phải chăng là biểu hiện của sự khát khao hoà hợp tâm hồn. Tago ví sự tìm kiếm trong tình yêu là cao đẹp càng đi sâu tìm hiểu càng nhận thấy cái hay ở nó.
Câu 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 62)
– Tác giả đưa ra một lối cấu trúc đưa ra những giả định rồi phủ định nhằm thể hiện triết lí của Tago về trái tim, tình yêu
– Những tương đồng và khác biệt giữa “viên ngọc”, “đóa hoa” với “trái tim”, giữa “lạc thú”, “khổ đau” với “tình yêu”, Ta-go nhằm khẳng định:
+ Trái tim con người là một thế giới bí ẩn , không dễ dàng đo được độ nông sâu, rộng, hẹp của nó.
+ “Trái tim anh lại là tình yêu” nên nó không hề đơn giản, trong đó tiềm ẩn sự đối lập, mâu thuẫn: vừa sung sướng, vừa khổ đau, vừa thiếu thốn, vừa giàu sang. Sự đối lập này mãi mãi tồn tại, do đó tình yêu mang nhiều cung bậc cảm xúc
Câu 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 62)
– Những câu có cách nói nghịch lí:
+ “Em là nữ hoàng của vương quốc đó – Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu”
+ “Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy – Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu”
– Cách nói ấy đã thể hiện điều kì diệu trong tình yêu: Tình yêu giữa anh và em khăng khít như chung cuộc đời, gắn bó với nhau như máu thịt, nhưng thật kì lạ là em vẫn không biết được anh một cách trọn vẹn. Tago muốn khẳng định rằng : Sự trọn vẹn trong tình yêu là vô hạn. Dù biết quy luật là như vậy nhưng trong tình yêu, chúng ta vẫn luôn khao khát biết trọn nó
Giá trị nội dung, nghệ thuật
Nội dung
– Bài thơ bộc lộ quan niệm của Ta-go về tình yêu, đó là sự thấu hiểu giữa hai người, là sự hiến dâng tự nguyện và là sự đa dạng, phong phú, tình yêu là cuộc sống
Nghệ thuật
– Kiểu cấu trúc sóng, thơ giàu tính trí tuệ, sử dụng nhiều hình ảnh.
– Bút pháp hướng nội, thực hiện lối cấu trúc theo tầng bậc
– Nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm
– Thủ pháp so sánh, tượng trưng, ẩn dụ
– Chất suy tư triết lý