Soạn bài Ôn tập văn nghị luận ngắn nhất


Soạn bài Ôn tập văn nghị luận

Câu 1, 2 (trang 66 – 67 sgk Văn 7 Tập 2):

Tên bài-Tác giả- Đề tài nghị luận- Kiểu bài Luận điểm chính Nghệ thuật
-Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

-Hồ Chí Minh

-Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam

-Chứng minh

-Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước. Đó là 1 truyền thống quí báu của ta.

-Lịch sử chống ngoại xâm.

-Kháng chiến chống Pháp.

-Bố cục chặt chẽ, mạch lạc.

-Dẫn chứng toàn diện, chọn lọc tiêu biểu và sắp xếp theo trình tự thời gian LS, khoa học, hợp lí; hình ảnh so sánh đặc sắc.

-Sự giàu đẹp của tiếng Việt

-Đặng Thai Mai

-Sự giàu đẹp của tiếng Việt

-Chứng minh + Giải thích

-Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

-Bố cục mạch lạc, kết hợp CM với giải thích ngắn gọn.

-Luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ.

-Đức tính giản dị của Bác Hồ

-Phạm Văn Đồng

-Đức tính giản dị của Bác Hồ

-Chứng minh + giải thích +bình luận

-Sự giản dị thể hiện trong mọi phương diện của đời sống: Bữa ăn, đồ dùng, căn nhà, lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời ăn tiếng nói, bài viết.

-Thể hiện đời sống tư tưởng phong phú.

-Kết hợp CM với giải thích và bình luận ngắn gọn.

-Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, đầy sức thuyết phục.

-Lời văn giản dị, tràn đầy nhiệt huyết, cảm xúc.

– Ý nghĩa văn chương

-Hoài Thanh

-Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người.

-Chứng minh + bình luận

-Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, thương cả muôn vật, muôn loài.

-Văn chương hình dung ra sự sống và sáng tạo ra sự sống.

-Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.

-Kết hợp CM với giải thích và bình luận ngắn gọn.

-Trình bày những vấn đề phức tạp 1 cách ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu.

-Lời văn giàu hình ảnh và cảm xúc.

Xem thêm:  Soạn bài Sinh vật trên Trái Đất được hình thành như thế nào Ngữ văn lớp 6

Câu 3 (trang 67 sgk Văn 7 Tập 2): Bảng hệ thống, so sánh đối chiếu các yếu tố giữa văn tự sự, văn nghị luận và văn trữ tình

Thể loại Yếu tố Tên bài
Truyện kí

-Cốt truyện

-Nhân vật

-Nhân vật kể chuyện

-Bài học đường đời đầu tiên.

-Buổi học cuối cùng.

-Cây tre Việt Nam.

Trữ tình

-Tâm trạng, cảm xúc

-Hình ảnh,vần, nhịp,nhân vật trữ tình

-Ca dao-dân ca.

-Mưa, Lượm, Đêm nay Bác không ngủ.

-Nam quốc…, Nguyên tiêu, Tĩnh dạ tứ.

Nghị luận

-Luận đề, luận điểm, luận cứ

-Tinh thần yêu nước…, Sự giàu đẹp…, Đức tính giản dị của BH, ý nghĩa văn chương.

b. – Các thể loại tự sự như: truyện, kí chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện.

– Các thể loại trữ tình như: thơ trữ tình, tuỳ bút chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu.

Nhìn chung 2 thể loại này đều tập trung xậy dựng các hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng thức khác nhau như: nhân vật, hình tượng thiên nhiên, đồ vật …

– Văn nghị luận chủ yếu dùng phương thức lập luận bằng lí lẽ, dẫn chứng để trình bày ý kiến, tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức. Văn nghị luận cũng có hình ảnh, cảm xúc nhưng điều cốt yếu là lập luận với hệ thống các luận điểm, luận cứ chặt chẽ, xác đáng.

Xem thêm:  Phân tích Tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối năm 2021

c. Các câu tục ngữ trong bài 17, 18 có thể coi là loại văn bản nghị luận đặc biệt không?

– Xét một cách chặt chẽ thì không được. Nhưng nếu xét một cách đặc biệt, dựa vào những đặc điểm chủ yếu của văn bản nghị luận thì cũng có thể coi mỗi câu tục ngữ là một văn bản nghị luận rất khái quát, ngắn gọn. Vì mỗi câu tục ngữ là một luận điểm súc tích, khái quát một chân lí được đúc kết bởi kinh nghiệm bao đời của nhân dân. Có những câu tục ngữ còn gợi mở các luận điểm. Trên mức độ nào đó, có thể nói: Mỗi câu tục ngữ là một luận đề – hình ảnh chưa được chứng minh, chưa tường minh trước mắt người đọc, người nghe. Tục ngữ là lối nói bằng hình ảnh nên vấn đề mang tính lí trí – trí tuệ lại được thể hiện bằng hình thức cụ thể, đầy khêu gợi và hấp dẫn.

– Chẳng hạn: “Đường đi hay tối, nói dối hay cùng.” đã hàm chứa: luận đề (hậu quả của nói dối), luận đề trên lại bao gồm 2 luận điểm chính (đường đi hay tối, nói dối hay cùng). Cấu trúc câu C hay V, C hay V đã bao chứa sự lập luận, tranh biện giữa nguyên nhân và kết quả, giữa hành động, hoạt động, việc làm, thực tiễn và lời nói, ngôn ngữ, ứng xử. Quả thật rõ ràng, đó là một trong những văn bản nghị luận dân gian ngắn gọn nhất, sâu sắc nhất.

Xem thêm:  Các dạng đề bài Chiếc lược ngà chọn lọc

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu