/tmp/gvrav.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Tấm Cám Ngữ văn lớp 10, bài học tác giả – tác phẩm Tấm Cám trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Tấm là cô gái hiền lành, tốt bụng, chăm chỉ nhưng phải ở với dì ghẻ và con của bà ta là Cám. Tấm luôn bị đối xử tàn nhẫn, bất công. Khi đi bắt tép, Tấm bị Cám lừa lấy hết tôm tép giành mất yếm đỏ, hội đến Tấm cũng không được đi. Nhờ sự giúp đỡ của Bụt Tấm mới có được quần áo đi chơi hội. Vì đi vừa chiếc giày mà nhà vua nhặt được hôm hội làng Tấm trở thành hoàng hậu. Thế nhưng nàng vẫn bị mẹ con Cám tính kế hại chết. Hết chặt cây cau khiến nàng ngã chết lại đến giết chim vàng anh, chặt xoan đào, đốt khung cửi (những thứ Tấm hóa thành). Cuối cùng sau bao khó khăn Tấm bước ra từ quả thị đoàn tụ với vua trở về trừng trị mẹ con Cám.
1. Thể loại
1. Khái niệm
Truyện cổ tích là loại hình tự sự dân gian, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như công lí xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động.
2. Đặc trưng
– Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo
– Truyện cổ tích là những truyện kể đã hoàn tất, có cốt truyện hoàn chỉnh
– Truyện cổ tích có tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh.
3. Phân loại truyện cổ tích
– Truyện cổ tích được chia thành ba loại sau:
+ Cổ tích về loài vật
+ Cổ tích thần kì
+ Cổ tích sinh hoạt
2. Tác phẩm
a. Thể loại
– Truyện Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích thần kì.
+ Là loại truyện cổ tích có nội dung phong phú và số lượng nhiều nhất.
+ Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện.
+ Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.
– Theo thống kê trên thế giới có 564 kiểu truyện Tấm Cám, ở Việt Nam có 30 kiểu truyện Tấm Cám.
b. Phương thức biểu đạt: Tự sự.
c. Ý nghĩa nhan đề:
– Vì xung đột chủ yếu của tác phẩm là xung đột giữa Tấm và Cám, chứ không phải là Tấm và dì ghẻ;
– Đây là cách đặt tên con cái phổ biến của người xưa, đặt tên theo những vật dụng bình thường trong cuộc sống; Tấm và Cám đều là sản phẩm từ hạt lúa, hàm ý một người cha sinh ra, song lại khác nhau về chất: tấm đáng quý hơn cám…
d. Bố cục: 3 phần
– Phần 1 (Từ đầu đến …ở đâu ra mà đẹp thế): Tấm từ cô gái mồ côi trở thành hoàng hậu.
– Phần 2 (Còn lại): Quá trình đấu tranh bảo vệ hạnh phúc.
e. Giá trị nội dung: Truyện phản ánh những xung đột xã hội sâu sắc, đồng thời, thể hiện khát vọng cháy bỏng của nhân dân lao động về một xã hội công bằng, hạnh phúc.
f. Giá trị nghệ thuật
– Xây dựng những mâu thuẫn, xung đột ngày càng tăng tiến.
– Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập cùng tồn tại và song song phát triển. Ở đó, bản chất của từng tuyến nhân vật được nhấn mạnh, tô đậm.
– Có nhiều yếu tố thần kì song vai trò của yếu tố thần kì cũng khác nhau trong từng giai đoạn.
– Kết cấu quen thuộc của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng cũng được hưởng hạnh phúc.
1. Tấm từ cô gái mồ côi trở thành hoàng hậu
– Thân phận:
+ Mồ côi, sống thiếu tình thương.
+ Bị mẹ ghẻ và Cám hắt hủi, phải làm việc quần quật suốt ngày, luôn bi đe dọa từ sự ghen ghét, độc ác của mẹ con Cám. (Cám dành chiếc yếm đỏ, Cám bắt cá bống làm thịt ăn, mẹ con Cám không cho Tấm đi dự hội)
– Sự giúp đỡ của yếu tố kì ảo: Mỗi khi Tấm khóc, bụt lại xuất hiện an ủi, ban tặng vật thần kì để giúp đỡ Tấm.
+ Tấm mất Yếm đỏ → Bụt cho cá bống.
+ Tấm mất cá bống → Bụt cho hi vọng.
+ Mơ ước bị dập tắt → Bụt cho chim sẻ đến giúp, cho quần áo đẹp, giúp Tấm chuẩn bị đi hội. Và vì được đi hội nên Tấm trở thành hoàng hậu.
⇒ Bụt là hiện thân của thần linh, giúp cho nhân dân thực hiện ước mơ về hạnh phúc
2. Quá trình đấu tranh bảo vệ hạnh phúc
– Tấm không còn bị động, yếu đuối mà mạnh mẽ, quyết liệt sống dậy, trở về với cuộc đời để đòi hạnh phúc.
– Cuộc đấu tranh gian nan, quyết liệt của Tấm để giành lại hạnh phúc được thể hiện qua những lần hóa thân:
+ Lần 1: Sau khi Tấm bị ngã xuống ao Tấm hóa thành chim vàng anh, đó là sự hóa thân của một linh hồn trong sáng, hồn hậu. Từ lần hóa thân ấy, Tấm không còn yếu đuối, bị động như xưa.
+ Lần 2: Tấm hóa thành cây xoan đào với cành lá xanh tươi che mát cho nhà vua, điều đó thể hiện quyết tâm đấu tranh gìn giữ hạnh phúc với kẻ thù và đồng thời thể hiện tình cảm của Tấm dành cho nhà vua mãi không phai qua bao thăng trầm
+ Lần 3: Tấm hóa thân qua tiếng chửi của khung cửi giành lại hạnh phúc và đe dọa kẻ thù.
+ Lần 4: Tấm hóa thân thành cây thị (biểu trưng cho tấm lòng thơm thảo của Tấm). Tấm sống một cuộc sống giản dị, đời thường nhưng đã chủ động hơn trong cuộc sống.
⇒ Sự hóa thân của tấm thể hiện:
– Sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái thiện.
– Cái thiện không thể mãi chịu oan ức trong im lặng, mà phải vùng dậy, đấu tranh với cái ác.
– Phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.