Bài 26. Cảm ứng ở động vật (ngắn nhất) | Myphamthucuc.vn

Bài 26: Cảm ứng ở động vật

I. KHÁI NIỆM CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

– Cảm ứng ở động vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

– Động vật có cơ quan cảm ứng chuyên hóa (hệ thần kinh – các tế bào làm nhiệm vụ cảm ứng – neuron).

– Tốc độ trả lời kích thích nhanh, chính xác, nhận biết và phân biệt được nhiều loại kích thích.

– Ở động vật có tổ chức thần kinh, phản xạ được coi là hình thức điển hình của cảm ứng. Phản xạ thực hiện được là nhờ cung phản xạ. Một cung phản xạ gồm:

+ Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm).

+ Đường dẫn truyền vào (đường cảm giác).

+ Bộ phận phân tích và tổng hợp (thần kinh trung ương).

+ Đường dẫn truyền ra (đường vận động).

+ Bộ phận trả lời kích thích (cơ, tuyến).

II. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT CHƯA CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH

– Động vật đơn bào chưa có tổ chức thần kinh.

Xem thêm:  Viết về ngôi nhà của bạn bằng tiếng anh lớp 6 | Myphamthucuc.vn

– Phản ứng lại kích thích bằng chuyển động cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh.

III. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH

1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới

– Nhóm động vật: đối xứng tỏa tròn thuộc ngành Ruột khoang.

– Cấu tạo hệ thần kinh: các tế bào thần kinh phân bố khắp cơ thể thành dạng lưới.

– Hình thức trả lời kích thích: co rút toàn thân.

2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

– Động vật: Giun dẹp, giun tròn, chân khớp, côn trùng.

– Cấu tạo chung:

+ Các tế bào thần kinh tập trung thành hạch thần kinh.

+ Các hạch thần kinh nối với nhau bằng dây thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinh dọc theo cơ thể.

– Hình thức hoạt động: Mỗi hạch chỉ đạo một phần cơ thể (chủ yếu là phản xạ không điều kiện).

⇒ Ưu điểm hệ thần kinh dạng chuỗi hạch:

– Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh ở động vật tăng.

– Do tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau hình thành nhiều mối liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp tăng cường.

– Do mỗi hạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.

Lý thuyết Sinh 11: Bài 26. Cảm ứng ở động vật

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập