/tmp/lyjid.jpg
Vẽ là một trong những ngành nghệ thuật có mức độ phủ sóng mạnh nhất hiện nay với đa dạng các ngành nghề của nhiều lĩnh vực. Người yêu vẽ bây giờ tìm việc không chỉ thoả ước mơ của họ về hội hoạ mà còn giúp họ kiếm ra tiền một cách chân chính.
Đang xem: Vẽ đẹp thì làm nghề gì
Bạn có tình yêu với việc vẽ tranh, kèm theo chút năng khiếu nghệ thuật? Sẽ có rất nhiều nghề nghiệp thú vị cho bạn lựa chọn. Nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ, người thích vẽ không còn bị giới hạn bởi một vài nghề nghiệp phổ thông. Hãy cùng điểm qua 10 nghề nghiệp cho người thích vẽ nhé!
Nội dung bài viết
Đây được xem là công việc truyền thống nhất của người thích vẽ. Với nghề này, bạn cần dùng các nguyên liệu như màu nước, màu sáp,.. Cùng với các kiến thức về mỹ thuật để tạo nên các bức tranh độc đáo. Nghề vẽ sẽ cực kỳ khó khăn thuở ban đầu. Nhưng sẽ khấm khá hơn khi bạn dần có tiếng tăm. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn làm thêm các nghề như vẽ bảng hiệu, áp phích quảng cáo.
Nghề này là lựa chọn thú vị với giới trẻ bởi bạn sẽ được thoải mái tự do, ít ràng buộc. Chỉ cần bạn có chút hài hước, sức sáng tạo phong phú và trình kể chuyện qua vẽ. Hoặc nếu bạn thích đọc sách thì có thể thành 1 hoạ sĩ chuyên vẽ tranh minh hoạ bìa. Hiện nay, lượng sách xuất bản luôn tăng. Vậy nên bạn sẽ không khó để tìm việc trong các nhà in, xuất bản.
10 nghề trong mơ đối với dân yêu vẽ
Bạn thích làm đẹp và thích sự phá cách trong quần áo, phụ kiện thì hãy chọn nghề thiết kế thời trang. Nghề này chuyên nghiên cứu phong cách thời trang, phác họa ý tưởng sáng tạo lên giấy. Nó được gọi là nghề thượng lưu. Ngoài ra cần chọn tông màu, nguyên liệu và kiểu dáng của sản phẩm. Bạn có thể tạo ra 1 bộ sưu tập quần áo độc quyền cho một thương hiệu. Hoặc mở ra cửa hàng theo phong cách riêng. Nhưng “vòng đời” sản phẩm thường ngắn, cạnh tranh khốc liệt nên bạn luôn phải đổi mới.
Đây là vị trí mơ ước của không ít người yêu thích hội họa sáng tạo. Việc của bạn là thương thảo khách hàng, giám sát ngân sách, lên ý tưởng hình ảnh. Ngoài ra cần quản lý đội ngũ thiết kế, và bảo đảm tiến độ dự án. Địa điểm làm việc đa dạng ở các cơ quan quảng cáo, báo chí, công ty truyền thông. Hoặc bạn tự có thể mở công ty, nếu có đủ tiềm lực kinh tế.
Xem thêm: Top 7 Kem Trị Mụn Chyaki – 5 Loại Kem Trị Mụn Ẩn Dưới Da Tốt Nhất
Bên cạnh hội họa, nếu bạn còn có thêm niềm đam mê với công nghệ thông tin thì nên chọn nghề thiết kế giao diện web. Cơ hội làm việc rộng mở bởi bất kì doanh nghiệp nào cũng cần một trang tin tức trực tuyến riêng. Bạn cần học thêm kiến thức về lập trình web như SQL, PHP.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn làm nhà thiết kế giao diện UX (User experience) cho phần mềm, ứng dụng điện thoại. Công việc nhiều cơ hội tiềm năng bởi số lượng ứng dụng “khủng” mới mỗi ngày. Tuy nhiên bạn cũng cần thêm hiểu biết về ngôn ngữ lập trình ứng dụng như JavaScript.
Thiết kế đồ họa ứng dụng là phép lai tạo giữa mỹ thuật với công nghệ thông tin. Do vậy, bạn có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp như in ấn danh thiếp, tờ rơi, bảng hiệu,… Để làm được công việc này bạn cần nắm vững các phần mềm đồ họa chuyên dụng như Corel, Adobe Photoshop.
Xem thêm: Ở Trong Nhà Có Nên Thoa Kem Chống Nắng Trong Nhà Thì Cần Gì Bôi Kem Chống Nắng
Ngoài ra, bạn còn có thể mở rộng sang lĩnh vực 3D với thiết kế phim hoạt hình, đồ họa game. Ngoài yêu cầu chuyên môn, bạn cần phải có thêm các kỹ năng mềm để tương tác với đội nhóm trong những dự án lớn.
Kiến trúc sư khá vất vả nhưng đây là 1 nghề tài hoa. Đặc biệt cực phù hợp cho những ai yêu vẽ. Ngoài ra, bạn có niềm yêu thích với những tòa nhà đẹp. Đồng thời, bạn cũng cần có kiến thức tốt về mặt phẳng, không gian công trình. Tốc độ đô thị hóa cao cùng nhu cầu nhà ở lớn nên các kiến trúc sư không khó kiếm việc làm. Bạn có thể làm trong các công ty chuyên về xây dựng, các cơ quan quy hoạch nhà nước.
Đây là nghề sử dụng sự sáng tạo cùng các chuyên môn kỹ thuật để chụp ảnh. Mục đích là truyền tải một câu chuyện hay cung cấp hình ảnh cho đối tượng. Một nhiếp ảnh gia hiện nay đều làm việc với máy ảnh, các phần mềm chuyên dụng. Ví dụ như photoshop, lightroom để hình ảnh có tính thương mại cao. Quan trọng hơn cả là họ phải có một cái nhìn nghệ thuật sâu sắc.
Người làm ngành này sẽ sử dụng các phần mềm kỹ thuật để tạo nên các tác phẩm. Đó có thể là sản phẩm quảng cáo hay nghệ thuật từ những cảnh quay. Quá trình này bao gồm các công đoạn cắt ghép, lồng hiệu ứng, tổ chức cảnh quay, v.v… Để làm được nghề này, bạn phải có một cái nhìn nghệ thuật tốt. Một người yêu vẽ và biết vẽ sẽ có con mắt thẩm mỹ tốt. Ngoài ra, bạn cần biết sử dụng các phần mềm chỉnh sửa như photography, Abode Aftef Effects, Premiere,…