Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ngắn nhất


Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Bố cục:

Bố cục: 2 phần

– Phần 1 (mười bốn dòng thơ đầu): Lục Vân Tiên ra tay trừng trị bọn cướp.

– Phần 2 (còn lại): Lục Vân Tiên thăm hỏi, an ủi Kiều Nguyệt Nga.

Câu 1 (trang 115 sgk Văn 9 Tập 1):

* Kết cấu truyền thống trong truyện Lục Vân Tiên:

– Cốt truyện xoay quanh diễn biến cuộc dời nhân vật chính (Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga).

– Theo lối chương hồi.

– Mang tính khuôn mẫu theo kiểu gặp nạn, cứu nạn

* Ý nghĩa:

– Truyền dạy đạo lí làm người.

– Xem trọng tình nghĩa con người.

– Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, cứu khốn phò nguy.

– Thể hiện niềm tin vào con người, lẽ phải trên đời.

Câu 2 (trang 115 sgk Văn 9 Tập 1):

Nhân vật Lục Vân Tiên

– Khi đánh cướp

   + Dũng cảm, dám xả thân vì nghĩa.

   + Trong trận chiến: với những từ ngữ đặc tả, biện pháp so sánh, thành ngữ đặc tả.

→ Lục Vân Tiên hiện ra như một danh tướng dũng mãnh, tài năng, kín võ với tư thế chủ động đánh nhanh liên tiếp, áp đảo quân thù.

– Qua cuộc trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga

Xem thêm:  Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê năm 2021

   + Hỏi han, an ủi người gặp nạn một cách ân cần.

   + Người có cách cư xử tế nhị, có văn hóa theo quan điểm của đạo đức lễ giáo phong kiến.

   + Hành động vì nghĩa vô tư, hòa hiệp theo quan điểm của một quân tử anh hùng.

⇒ Lục Vân Tiên là một trang anh hùng hảo hán, tài hoa dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài là hiện thân của lý tưởng nhân nghĩa, là hình bóng mơ ước của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 3 (trang 115 sgk Văn 9 Tập 1):

Với tư cách là một người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích hiện lên:

– Là một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, hiếu thảo.

– Trọng ân tình.

   + Dùng những từ ngữ, cách xưng hô để cảm tạ ân nhân.

   + Bày tỏ ý nguyện đền đáp công lao.

⇒ Kiều Nguyệt Nga là một cô gái có tâm hồn trong sáng, hiền thảo, nết na, trọng ân tình.

Câu 4 (trang 115 sgk Văn 9 Tập 1):

Nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu thông qua hành động, cử chỉ để làm nổi bật tích cách, tâm hồn nhân vật. Qua đó, có thể thấy Truyện Lục Vân Tiên gần với loại truyện Nôm khuyết danh và thể loại truyện kể dân gian.

Câu 5 (trang 115 sgk Văn 9 Tập 1):

Ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích: Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc gần với lời ăn tiếng nói thông thường, mang đậm màu sắc địa phương Nam Bộ nên phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện, tự nhiên, hợp lí.

Xem thêm:  Soạn bài Nói giảm nói tránh ngắn nhất

Luyện tập

– Lỡi lẽ của Lục Vân Tiên với kẻ ác thì thẳng thắn, cảnh cáo còn với người gặp nạn thì ân cần hỏi han, lịch sự.

– Lời lẽ của Kiều Nguyệt Nga thì dịu dàng, lễ phép: “Thưa rằng: Tôi Kiều Nguyệt Nga…”

– Lời lẽ của Phong Lai thì ngông nghênh “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây”.

Nhận xét – Ý nghĩa

Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của trang quân tử (cứu khốn phò nguy) và khắc họa phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật chính là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. Đây là hai hình mẫu lí tưởng – là hiện thân của cái đẹp theo quan điểm thẩm mĩ của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu