/tmp/tzodh.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Xin lập khoa luật Ngữ văn lớp 11, bài học tác giả – tác phẩm Xin lập khoa luật trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Bài Xin lập khoa luậttrích từ bản điều trần số 27 của Nguyễn Trường Tộ. Luật bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, tam cương ngũ thường… Ông giới thiệu việc thực hành luật ở các nước phương Tây rất công bằng và nghiêm minh bởi đó là những nhà nước pháp quyền. Ông chủ trương vua, quan, dân đều phải có ý thức tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật để đảm bảo công bằng xã hội. Theo tác giả, Nho học không có truyền thống tôn trọng luật pháp vì chỉ nói suông trên giấy, làm tốt chẳng ai khen, làm dở chẳng ai chê. Ông cũng cho rằng: quan hệ giữa đạo đức và pháp luật là ở chỗ thống nhất giữa đúng luật và đạo đức. Công bằng, luật pháp là đạo đức.
1. Tác giả
– Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871) còn được gọi là Thầy Lân, là một danh sĩ, kiến trúc sư và là nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ XIX.
– Ông sinh trong một gia đình theo Công giáo Rô-ma từ nhiều đời tại làng Bùi Chu thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
– Cha là Nguyễn Quốc Thư, một thầy thuốc Đông y, nhưng mất sớm.
– Thuở thiếu thời, Nguyễn Trường Tộ học chữ Hán với cha và các thầy ở trong vùng: Tú Giai ở Bùi Ngõa, Cống Hữu ở Kim Khê và quan huyện Địa Linh về hưu ở Tân Lộc.
– Ông thông minh, học giỏi nên được truyền tụng là “Trạng Tộ”.
– Ông đã viết nhiều bản điều trần gửi lên triều đình nhà Nguyễn đề nghị thực thi các biện pháp cụ thể nhằm đổi mới và phát triển đất nước, để có thực lực đối phó với họa xâm lăng đến từ phương Tây.
– Những bản điều trần này không chỉ thể hiện kiến thức sâu sắc, uyên bác, mới mẻ về tình hình Việt Nam và thế giới khi ấy mà còn thấm đượm tinh thần yêu nước của tác giả, được viết bằng một văn phòng sáng rõ, chặt chẽ.
– Một số bản điều trần:
+ Lục lợi từ (Kế hoạch làm cho dân giàu, tháng 6 năm 1864)
+ Khai hoang từ (Bàn về việc khai hoang, tháng 2 năm 1865)
+ Điều trần khả năng lấy lại ba tỉnh miền Đông [Nam Kỳ] (1866)
+ Kế hoạch vận động ở Pháp để giữ ba tỉnh miền Tây [Nam Kỳ] (1866)
– Ngoài ra, Nguyễn Trường Tộ còn để lại một số di cảo thơ.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
– Bài Xin lập khoa luật trích từ bản điều trần số 27: Tế cấp bát điều, bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội nhằm mục đích thuyết phục triều đình cho mở khoa Luật.
b. Thể loại: Điều trần (văn nghị luận chính trị – xã hội) trình bày vấn đề theo từng điều, từng mục.
c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
d. Bố cục: 3 phần
– Phần 1 (Từ đầu đến …quốc dân giết): Nêu trách nhiệm, vị trí của luật pháp đối với xã hội.
– Phần 2 (Tiếp theo đến …chất phác): Mối quan hệ của luật pháp với Nho giáo.
– Phần 3 (Còn lại): Mối quan hệ luật pháp với đạo đức.
e. Giá trị nội dung: Với cái nhìn tiến bộ và đầy tinh thần trách nhiệm, Nguyễn Trường Tộ đã chỉ rõ vai trò của luật pháp đối với sự ổn định của xã hội. Tư tuởng ấy của ông dù được nói đến cách đây hàng trăm năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
f. Giá trị nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, lời lẽ mềm dẻo, có sức thuyết phục.
1. Vai trò và trách nhiệm của luật pháp đối với xã hội
– Pháp luật đảm bảo cho trật tự xã hội và uy quyền của nhà cầm quyền bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, đi từ phạm trù đạo đức đến việc hành chính.
→ Nhà nước, xã hội tồn tại, vận hành và phát triển bằng pháp luật.
– Pháp luật đảm bảo cân bằng xã hội: dẫn ra việc thực hành pháp luật ở các nước phương Tây rất công bằng, nghiêm minh – không có ai, kể cả vua chúa được đứng ngoài, đứng trên luật pháp, mọi sự thưởng phạt đều dựa trên luật pháp.
→ Những điều này đảm bảo cho nhà nước pháp quyền.
2. Mối quan hệ giữa luật pháp với đạo Nho, văn chương nghệ thuật
– Nho học không có truyền thống tôn trọng luật pháp, đến Khổng Tử cũng công nhận điều này:
+ Chỉ nói suông trên giấy, ghi chép trên sách vở chỉ thêm rối trí.
+ Làm tốt chẳng ai khen.
+ Không làm hay, làm dở chẳng ai phạt.
+ Các nhà nho cư xử còn kém hơn người quê mùa chất phác.
3. Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức
– Thống nhất giữa đúng luật và đạo đức:
+ Công bằng, luật pháp là đạo đức.
+ Đạo đức lớn nhất là chí công vô tư.
+ Trái luật cũng đồng nghĩa với trái đạo đức, tôn trọng pháp luật là trọng đạo làm người.