/tmp/qhgei.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Vợ nhặt Ngữ văn lớp 12, bài học tác giả – tác phẩm Vợ nhặt trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Câu chuyện kể về nhân vật anh cu Tràng là một chàng trai nghèo, vì nghèo nên anh không lấy được vợ, anh Tràng làm công việc kéo xe thóc thuê lên tỉnh, vào một ngày đi làm về người ta bỗng thấy anh đi về cùng với một người đàn bà mọi người đồn đoán rằng đó là vợ anh cu Tràng, và đúng đó là vợ của anh cu Tràng thật. Người vợ này là người anh Tràng quen khi đang kéo xe thóc lên tỉnh, chỉ bằng vài câu bông đùa người đàn bà đã theo không anh về làm vợ. Bà cụ Tứ khi thấy con mình có vợ thì vừa lo lắng nhưng phần nào cũng vui mừng, chúc phúc cho cặp vợ chồng. Sáng hôm sau khi tỉnh dậy Tràng thấy mọi sự thay đổi trong căn nhà của mình, sạch sẽ tươm tất gọn gàng và tất cả mọi người trong nhà ai nấy đều vui vẻ rạng rỡ hẳn lên. Bữa ăn đầu tiên đón con dâu mới của gia đình chỉ vỏn vẹn có món rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo những cả nhà đều ăn rất ngon lành và nói đến những chuyện vui về tương lai. Thị kể về chuyện những người đi phá kho thóc Nhật cho Tràng và bà cụ Tứ nghe, tưởng chừng như đó chỉ là những câu chuyện vô thưởng vô phạt nhưng nó lại chính là chìa khóa mở ra trong đầu anh Tràng lá cờ của Đảng và một cuộc sống mới trong tương lai hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp hơn.
1. Tác giả
– Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài.
– Quê quán: làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
– Phong cách nghệ thuật: Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, ông thường viết về nông thôn và những người nông dân của làng quê Việt Nam.
– Sự nghiệp văn học:
+ Năm 1944, Kim Lân tham gia hội văn hóa cứu quốc, sau đó tiếp tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim).
+ Năm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
– Những tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn 1962).
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác
b, Bố cục
Đoạn 1: Từ đầu đến “tự đắc với mình”
Đoạn 2: Từ “Thị lẳng lặng theo hắn vào nhà” đến “rồi cùng đẩy xe bò về”
Đoạn 3: Từ “Tràng chợt đứng dừng lại” đến “nước mắt chảy dòng dòng”
Đoạn 4: Đoạn còn lại:
c, Phương thức biểu đạt: Tự sự.
d, Ý nghĩa nhan đề:
Nhan đề nói đến một việc vô cùng vô lý. Thường từ “nhặt” chỉ để dùng với những thứ đã bị vứt đi, bị rơi, bỏ. Tuy nhiên tác giả ở đây lại kết hợp với từ “vợ”. Qua đó ta thấy được số phận, giá trị của những con người trong bối cảnh xã hội đó họ bị rẻ rúng, coi thường như những đồ dùng bị vứt đi, có thể nhặt về thật dễ dàng.
Nhan đề thâu tóm được toàn bộ nội dung và tư tưởng của tác phẩm. Phơi bày hiện thực cuộc sống xã hội Việt Nam trong những năm mà nạn đói 1945 hoành hành. Con người lúc này để duy trì cuộc sống có thể dẫm đạp lên chính lòng tự trọng của bản thân mình.
e, Giá trị nội dung
f, Giá trị nghệ thuật.
– Xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
– Bút pháp phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.
– Nghệ thuật đối thoại độc thoại nội tâm làm nổi rõ tâm lý, tính cách của từng nhân vật.
– Ngôn ngữ kể chuyện phong phú, cách kể chuyện gần gũi tự nhiên.
– Kết cấu truyện đặc sắc.
I. Tìm hiểu nhân vật anh cu Tràng.
1. Lai lịch
– Ngoại hình: xấu xí, thô kệch.
– Tính cách:
+ Hóm hỉnh, chân thật, vô tư,…
+ Là người chăm chỉ, chịu khó làm ăn,…
– Hoàn cảnh:
+ Là người dân nghèo sống trong xóm ngụ cư.
+Sống cùng với người mẹ già, làm nghề kéo xe bò thuê.
+ Vì nghèo khó nên anh ta vẫn chưa lấy được vợ.
2. Vẻ đẹp tâm hồn.
– Giàu lòng thương người:
+ Lần đầu gặp thị, anh Tràng chỉ có ý định đùa chút cho đỡ mệt.
+ Lần thứ hai gặp thị, anh không né tránh rất vui vẻ, mời thị ăn giầu ăn bánh đúc.
+ Quyết định dẫn thị về nhà mặc dù hoàn cảnh gia đình Tràng cũng rất khó khăn.
+ Trên đường trở về nhà cùng Thị Tràng vui vẻ hạnh phúc đôi mắt lấp lánh.
+ Về nhà: Xăm xăm bước vào nhà thu dọn: lén nhìn thị cười, khi mẹ đồng ý thì thở phào nhẹ nhõm.
+ Hôm sau cảm thấy êm ái, lơ lửng có cái gì đó mới mẻ, lạ lẫm.
+ Nghĩ đến việc sinh con đẻ cái, nhận thức được trách nhiệm với vợ con.
+ Muốn tu sửa lại căn nhà.
+ Tỏ ra ngoan ngoãn khi nghe mẹ bàn chuyện.
+ Ân hận, tiếc rẻ khi không theo mọi người phá kho thóc Nhật.
+ Hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới.
+ Không tên tuổi, không quê quán, không họ hàng, nghề nghiệp, lê la phố chợ.
+ Cùng đường liều lĩnh.
+ Chỉ vì miếng ăn mà không ngần ngại bán rẻ danh dự, theo không một người đàn ông xa lạ về làm vợ.
+ Ý tứ đi sau Tràng
+ Rón rén, e thẹn trước sự săm soi của mọi người.
+ Ngượng nghịu chân nọ ríu chân kia.
+ Cái nón che khuất nửa khuôn mặt.
+ Nén tiếng thở dài khi thấy cảnh nhà Tràng.
+ Ngồi mem mép giường đầy dè dặt, nữ tính.
+ Chào hỏi mẹ chồng lễ phép đúng mực.
+ Dậy sớm cùng mẹ chồng dọn dẹp nhà cửa.
+ Thông cảm với hoàn cảnh nghèo khó của nhà chồng
+ Nhà nghèo, chồng chết, ở với con trai.
+ Là dân ngụ cư, tuổi đã cao nhưng vẫn phải bươn chải kiếm sống.
+ Trước việc con trai lấy vợ theo cách khốn khổ nhất và bất ngờ lo lắng băn khoăn.
+ Xót thương cho con vì mình không thể lo nổi hạnh phúc cho con trai.
+ Cảm thương cho số phận người con dâu
+ Chấp nhận người con dâu, chào đón trong gia đình của mình.
+ Động viên các con trước những ngày khó khăn.
+ Bắt đầu ngày mới với khuôn mặt rạng rỡ, làm việc chăm chút cho gia đình nhỏ cùng các con.
+ Nói toàn những chuyện tốt đẹp trong tương lai.
– Xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
– Bút pháp phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.
– Nghệ thuật đối thoại độc thoại nội tâm làm nổi rõ tâm lý, tính cách của từng nhân vật.
– Ngôn ngữ kể chuyện phong phú, cách kể chuyện gần gũi tự nhiên.
– Kết cấu truyện đặc sắc.