/tmp/igxyg.jpg Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và Sóng của Ta-go năm 2021 - Giáo dục trung học Đồng Nai

Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và Sóng của Ta-go năm 2021


Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và Sóng của Ta-go năm 2021

Bài văn Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và Sóng của Ta-go gồm dàn ý chi tiết, 4 bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 9.

Đề bài: Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ “Mây và Sóng” của Ta-go.

A/ Dàn ý chi tiết

I. Mở bài:

– Tình mẹ con là một tình cảm thiêng liêng luôn được mọi thế hệ con người và nhân loại tôn kính

– Mây và Sóng của tác giả R.Ta-go. Tác phẩm nói về tình mẫu tử qua những hình ảnh và sự tưởng tượng của người con kể cho mẹ nghe.

II. Thân bài: Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và sóng

1. Lời rủ rê của người trên mây và người trong sóng trong lời kể của người con

– Những tiếng gọi, lời mời gọi thân thương, dịu dàng và đầy mộng mơ

– Những lời ca rất du dương và bất tận

– Lời mời gọi rất cuốn hút và lôi cuốn

2. Lời từ chối của người con:

– Rất dịu dàng và rất dễ thương

– Bởi vì rời xa mẹ nên đứa bé không đồng ý đi chơi cùng

– Qua đó thể hiện tình yêu thương mẹ da diết và nồng nàn

– Chính vì thế mà thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng

3. Đánh giá về nghệ thuật xây dựng hình tượng

– Thể hiện sự tài hoa của người viết

– Ý nghĩa nhân văn sâu sắc

III. Kết bài:

– Nêu cảm nghĩ của em về nhận định

– Ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và sóng

B/ Sơ đồ tư duy

Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và Sóng của Ta-go năm 2021

C/ Bài văn mẫu

Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và Sóng – mẫu 1

Bài thơ “Mây và sóng” được viết bằng chữ Ben-gan in trong tập thơ “Si-su” (trẻ thơ) xuất bản năm 1909 và được chính Ta go dịch sang bằng tiếng anh trong bản “trăng non” xuất bản năm 1909. Bài thơ nói lên vẻ đẹp mộng mơ nên tiên cảnh trên mây và dập dềnh nơi sóng lớn biển khơi. Đó là tình mẫu tử thiêng liêng và đẹp đẽ.

Tago để lại một kho tàng văn hóa đồ sộ với 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn và nhiều tác phẩm tranh thơ nổi tiếng, ông là nhà thơ đầu tiên nhận giải Nô ben về văn học. Bài thơ là lời mời gọi của những người sống trên mây trong sóng. Trước hết là thông qua lời mời gọi của những người sống trên mây: “bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng bọn tớ chơi với vần trăng bạc”. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa, ví mây giống như người bạn, mây có thể giao tiếp được với cậu bé, tác giả đang tưởng tượng ra rằng, cậu đang ngồi và ngước mặt nhìn lên trời, ở đó có 9 tầng mây đẹp đẽ, đang cùng trò chuyện với cậu. Lời mời gọi nghe quá ư là hấp dẫn, nào là “lên đây thì được chơi từ sáng sớm đến chiều tối” nhưng có điều là làm sao cậu có thể lên đó được, cậu là người phạm mắt trần da thịt mà. Như hiểu được ý cậu bé, trời bày cho cậu hãy đi tới nơi cuối của thế giới, ở đó cậu sẽ trời trời nhấc bổng lên 9 tầng mây. Một bức tranh thơ mộng như xứ thần tiên được hiện ra trước mắt ta, ở đó có mây vàng bạc,không gian trời đất bao la, lời ru rê của em có phải chăng là ước muốn được khám phá, được tìm tòi những gì bí ẩn và thú vị của trời đất hay không. Tago là một nhà thơ vừa yêu thiên nhiên vừa yêu trẻ thơ vì thế bài thơ Tago dành cả tình yêu của mình để sáng tác, đưa những ước mơ hồn nhiên nhưng rất đỗi tuyệt đẹp thành hiện thực. thơ của Tago thể hiện tình yêu, tình nhân ái, khát vọng được tự do, hạnh phúc. Ước mơ không chỉ dừng lại ở việc vi vu khắp cả trái này mà còn muốn thám hiểm hết thảy đại dương bao la này.

Do vậy mà cậu bé đã hỏi đại dương rằng làm sao để ra ngoài ấy được. Đại dương bèn trả lời cho cậu bé rằng: “Hãy đến rìa biển cả con sẽ được sóng nâng đi”. Một cảnh vật hấp dẫn diễn ra trước mắt chúng ta giống như truyện cổ tích vậy, chỉ cần đến đứng ngoài biển nhắm mắt lại và “sóng” sẽ mang bạn đi, thiên nhiên như hòa vào giấc mơ của tâm hồn trẻ thơ. Bầu trời thì rộn ràng, đẹp đẽ, đại dương thì mênh mông, bao la. Nhưng tất cả điều đó không thể khiến em rời bỏ mẹ mà đi được, mẹ đã níu chân em “ buổi chiều mẹ luôn một mình ở nhà làm sao rời mẹ mà đi được”. đối với cậu bé thế giới thiên nhiên thật tuyệt vời và hấp dẫn, nhưng còn thứ cậu thấy hấp dẫn và thú vị hơn đó mẹ, người đã sinh thành, nuôi dưỡng cậu từ lúc cậu còn ở trong bụng của mẹ vậy, thế giới thiên nhiên dù có hấp dẫn tới đâu đi chăng nữa thì đối với cậu bé hay mỗi người chúng ta mẹ mới là điều chúng ta cần níu giữ và kính trọng nhất. Tago dẫn chúng ta đi từ câu chuyện trẻ thơ này đến câu chuyện trẻ thơ khác bằng chính tâm hồn của một đứa bé. Cậu sáng tạo ra những trò chơi mà ở đấy vừa có mây, sóng mà quan trong là có mẹ: con là mây thì mẹ sẽ là trăng, con là sóng thì mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ bên kia, mây và trăng sẽ cùng chung một bầu trời, sóng và bờ biển sẽ không bao giờ tách rời nhau. Sóng vỗ về xô vào bờ giống như mẹ luôn vỗ về con vậy. Đây là trò chơi nhưng trò chơi này đã vượt lên giới hạn của nó, nó chính là tình cảm thiêng liêng về tình mẫu tử, luôn muốn được mẹ ôm ấp và vỗ về, không bao giờ muốn xa rời mẹ dù chỉ giây phút thôi. Bài thơ chính là sự hòa hợp đến lạ lùng của thiên nhiên tuyệt đẹp và cậu bé đáng yêu này. Bài thơ nói về tình yêu da diết, nồng thắm đã chiến thắng được ham muốn chơi bời, sự cám dỗ. Sự níu kéo này chính là tình mẫu tử thiêng liêng và đẹp đẽ. Bài thơ nói về một cậu bé thông minh, giàu tính tưởng tượng khát khao khám phá thế giới và được gần bên mẹ.

Xem thêm:  Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự ngắn nhất

Qua bài thơ ta hiểu ra rằng con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ, quyến rũ. Muốn khước từ chúng, cần phải một bờ tự vững chãi mà tình mẹ à một trong những điểm tựa ấy. Bài thơ đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của trẻ thơ song cũng nhắc nhở mọi người rằng. Hạnh phúc không phải điều gì quá xa xôi, không ai ban cho mà do trần thế và con người nơi đó tạo ra.

Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và Sóng – mẫu 2

“Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Vâng chính bởi sự sáng tạo không ngừng nghỉ và những phong cách thơ độc đáo đã góp phần làm nên đời sống bất tử của thơ ca, đó là lí do vì sao cùng tìm đến những đề tài đã cũ, đã quen những mỗi bài thơ lại chứa đựng những giá trị thẩm mĩ riêng. Từ ngàn thuở xưa, thơ văn kim cổ, đông tây đã không ít lần ca ngợi tình mẫu tử, một thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý bậc nhất cõi đời này. Tìm đến một đề tài đã cũ, đã quen nhưng với tài năng và tấm lòng chân tâm thật thật ý, Ta-go vẫn gửi đến cho độc giả một bài thơ ý nghĩa, thấm đẫm triết lí nhân sinh ý nghĩa về tình mẫu tử bằng những tưởng tượng thú vị qua bài thơ Mây và Sóng.

Hai câu thơ mở đầu cho hai cảnh thơ là khôn gian tượng trưng: trên mây và trong sóng, những nơi cao rộng, bao la của cuộc đời đầy hấp dẫn đang mời gọi bước con vào. Đó cũng chính là hình ảnh ẩn dụ cho những cám dỗ, những cái “chùng chình, vòng vèo” trong cuộc sống mà con người vẫn hay gặp phải. Hơn thế nữa ở cái tuổi trẻ ham chơi như em bé trong bài thơ điều ấy càng dễ hiểu khi em đặt ra câu hỏi thể hiện sự thu hút, tò mò của mình: Nhưng làm thế nào tôi lên trên ấy được. Khao khát bay nhảy vui chơi đến những nơi xa lạ, những chốn bồng lai, tiên cảnh ấy chẳng mấy chốc em đã chợt giật mình nhận ra tình yêu thương của mẹ, vì ân hận : mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi. Câu nói ngây thơ của em bé đã kéo hết thảy chúng ta trở lại những ngày hồn nhiên, thơ bé nhất chơi bên mẹ:

“Con là mây và mẹ sẽ là trăng

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh.

Nhưng có lẽ, in dấu sâu đậm nhất là tình mẫu tử thiêng liêng:

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỗ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”

Mẹ được ví với mặt trăng, mặt biển: đó là thiên nhiên lớn lao, là vũ trụ vĩnh hằng, vô cùng, vô tận. Con là mây, là sóng bay cao, bay xa để hát mãi lên những lời ca tụng về mẹ. Mẹ đã trở nên bất diệt trong lòng con. Trước tình cảm yêu thương của mẹ, con lúc nào cũng nhỏ bé như chú chim non cần được che chở. Tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt một lân nữa ùa về trong tâm trí chúng ta, làm xôn xao một linh hồn bé nhỏ. Như vậy để thấy rõ được rằng, trong cuộc sống con người không phải đều có bản lĩnh và sự can đảm để đối mặt với những cám rỗ trong cuộc đời, nhưng chính những phút giây yếu lòng, chuẩn bị sa ngã hoặc đánh mất mình thì tình cảm ruột thịt mà ở đây là tình mẫu tử thiêng liêng đã trở thành điểm tựa vững chắc chống lại tất cả những điều ấy. Và chúng ta ai cũng đều khao khát hạnh phúc, nhưng đừng chỉ mải mê kiếm tìm những gió hương của hạnh phúc trời mà hãy biết cúi xuống kiếm tìm những hạnh phúc chân chính, gần gũi, bình dị mà thiêng liêng bên mình đó chính là tình mẫu tử. Phải chăng đấy cũng chính là giá trị nhân văn sâu sắc mà Ta-go muốn gửi gắm. Những câu thơ của Ta-go không chỉ dừng lại ở việc ngợi ca tình mẫu tử, vẻ đẹp của những kỉ niệm ấm áp thiêng liêng của tình mẹ con mà Ta-go đã nâng vai trò và sức mạnh của tình mẫu tử để nó trở thành thứ khí giới thanh cao và đắc lực chống lại những cám dỗ, những cái “chùng chình, vòng vèo” mà mỗi chúng ta vẫn hay bị dăng mắc trong cuộc đời.

Nhưng nếu chỉ mang vẻ đẹp về nội dung thôi thì chưa đủ, thơ của Ta-go cũng là sự gạn lọc tinh chất những viên ngọc tròn trịa sáng ngời, không chỉ hay cả hồn mà còn là vẻ đẹp cả chiếc áo nghệ thuật, sự hòa thấm tuyệt diệu giữa hình thức và nội dung, giữa hồn và xác. Tính độc đáo của bài thơ là cấu trúc bằng hai mẫu dối thoại giữa em bé với mây và sóng, nhưng không hề nhàm chán mà mang lại cảm xúc hết sức trong trẻo hồn nhiên, làm dịu mát cho tâm hồn người đọc. Hẳn phải là người có tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu trẻ thơ tha thiết Ta-go mới sáng tạo nên những vần thơ hay đến vậy. Tình mẫu tử từ xa xưa trong ca dao, trong cổ đại hiện về trên những trang thơ của Ta-go thật sống động. Mây và sóng là biểu tượng vĩnh cửu cho tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, vĩnh hằng, sâu nặng.

Xem thêm:  Tình huống truyện của tác phẩm “Cha con nghĩa nặng” là gì? Nêu ý nghĩa của tình huống truyện đó.

Bằng một lối văn trong sáng nhẹ nhàng mà gần gũi, Ta -go đã làm rung dộng nơi tận đáy hồn người bằng những vần thơ thật cảm động và ý nghĩa về tình mẫu tử. Nhưng một ý nghĩa tư tưởng lớn hơn là ở tinh nhân bản của tác phẩm khi gửi đến người đọc một thông điệp quý báu về nhân sinh: Hạnh phúc chẳng ở đâu xa, hạnh phúc ở ngay trần thế này, trong vòng tay âu yếm của mẹ. Và tình mẫu tử có sức mạnh như một địa trận giúp con người chống lại những cám dỗ trong cuộc đời.

Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và Sóng – mẫu 3

Ta-go là nhà thơ nổi tiếng Ấn Độ. Ông là người châu Á đầu tiên được giải nô ben văn học. Gia tài ông để lại vô cùng đồ sộ và phong phú. Trong đó bài thơ mây và sóng được xem là một kiệt tác được in bằng tiếng anh trong tập in măng non.

Bài thơ gồm có 2 phần đó là rủ rê em bé sống trên mây và rủ rê em bé sống trên sóng. Qua đó thể hiện được vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ. Đây là bài thơ trữ tình nó như một khúc hát đồng dao và qua đây ta bắt gặp câu chuyện kể của em bé đối với mẹ về người trên mây và người trên sóng đã mời mọc rủ rê em bé đi chơi. Trước hết là lời của người trên mây: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”. Tác giả hình dung ra em bé ngước mặt lên bầu trời cao và em bé lắng nghe lời nói trên 9 tầng mây cao vời vợi ấy. Mây đã được nhân hóa ta tưởng tượng ra lời nói rủ rê mời mọc rất thân tình. Và mây đã trở thành đối tượng giao tiếp lúc này. Lời rủ của mây hết sức là hấp dẫn “được chơi từ sáng sớm cho đến chiều tà. Lời rủ quá lôi cuốn khiến cho cậu bé phải hỏi lại: Nhưng làm thế nào mình lên đó được! Người sống trên mây đã bày vẽ em bé hãy đi đến tận cùng của thế giới. Đưa tay lên trời cậu sẽ được nhấc bổng lên 9 tầng mây. Chúng ta gặp cả 1 bức tranh thiên nhiên đẹp nào là bình minh vầng trăng bạc, là nơi tận cùng trái đất. Đưa tay lên sẽ có người nhấc bổng lên 9 tầng mây. Qua bức tranh này chúng ta cảm nhận được cả 1 không gian bao la của trời cao đối với trẻ thơ. Không gian ấy là thế giới thần tiên thường chỉ gặp trong truyện cổ tích hay nó chỉ ở trong mơ của trẻ thơ. Lời rủ đầy hấp dẫn của mây có phải chăng là ước muốn của trẻ em được đi đến tận cùng trái đất được bay bổng lên trời được khám phá thiên nhiên đầy bí ẩn. Qua những vần thơ ta thấy Ta go phải là nhà thơ rất yêu thiên nhiên rất yêu trẻ em và có tâm hồn rất trẻ thì mới thể hiện được những ước mơ diệu kì đến như vậy. Thơ Ta go là bài ca về tình nhân ái thể hiện khát vọng hạnh phúc tự do. Không chỉ có vậy em bé không chỉ có ước mơ được bay lên tận cùng trái đất mà muốn chu du khắp đại dương. Lời rủ của người sống trên sóng còn hấp dẫn hơn: Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào. “Ta hình dung em bé đang đứng trước bờ biển đại dương với em bé là vô cùng bao la vô tận.

Cho nên em bé đã hỏi làm thế nào mình ra ngoài ấy được. Đại dương đã trả lời “hãy đến rìa biển cả con sẽ được sóng nâng đi. Chúng ta lại thấy cả một thế giới cổ tích đầy hấp dẫn. Đứng ngoài biển nhắm mặt lại thì sóng sẽ nâng đi Tago dẫn chúng ta bước vào thế giới cổ tích thế giới của thiên nhiên đầy kì lạ Và ta thấy được sự giao cảm của tâm hồn trẻ thơ với bức tranh thiên nhiên. Không chỉ cả trời rộn rã còn có đại dương mênh mông Tất cả đều hấp dẫn và ta tưởng tượng rằng em bé sẽ quên tất cả sau lưng mình và đi theo người sống trên mây người sống trên sóng. Thế nhưng làm sao có thể rời mẹ mà đi được. Mẹ đã níu chân em ở lại bằng “buổi chiều mẹ luôn một mình ở nhà làm sao rời mẹ mà đi được”. Thế giới thiên nhiên bí ẩn hấp dẫn thật đấy! nhưng còn 1 thứ hấp dẫn hơn nữa là mẹ. Chúng ta thấy thế giới thiên nhiên đầy hấp dẫn nhưng vẫn không bằng thế giới tình mẹ con. Để từ đó trong bài thơ Mây và sóng Tago dẫn chúng ta đến giấc mơ tuyệt vời của tuổi thơ đó là sự sáng tạo trong trò chơi của em bé. Trước hết con là mây và mẹ sẽ là trăng. Con là sóng mẹ sẽ là bến bờ kì lạ. Cái độc đáo trong trò chơi này là có mây là có trăng. Trăng và mây chung 1 bầu trời. Mây và trăng luôn kề cận bên nhau. Có sóng là có bờ sóng vỗ về vào bờ như mẹ vỗ về con vào lòng mẹ. Em bé gọi đây là trò chơi nhưng thật ra không phải là trò chơi đây chính là tình cảm của con đối với mẹ, ước mơ được ôm ấp trong lòng mẹ và mẹ không bao giờ rời xa.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn với cuộc sống của con người năm 2021

Cả bài thơ cho ta thấy sự giao cảm thần tiên của em bé với thiên nhiên tuyệt đẹp. Cả bài thơ ta thấy được bức tranh về thiên nhiên. Cả bài thơ ta thấy được sự sáng tạo của em bé trong trò chơi để vừa được chơi vừa được gần mẹ. Từ vẻ đẹp mộng mơ ấy bài thơ đã có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Trước hết là tác giả đã ca ngợi tình mẹ bao la vĩ đại. Nét độc đáo thứ hai là Tago đã dẫn ta đến thế giới thần tiên với những ước mơ bay bổng kì diệu với tuổi thơ.

Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và Sóng – mẫu 4

Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt là nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca. Chế Lan Viên đã từng dùng hình ảnh cánh cò trắng bên nôi để khái quát nên quy luật muôn đời của lòng mẹ:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

Không giống với cánh cò trong lời ru của mẹ, những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng trong bài Mây và sóng của Ta-go lại ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng một cách rất khác, từ lời kể của đứa bé. Người đọc ấn tượng sâu sắc bởi vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc mà Ta-go gửi gắm trong bài thơ ấy.

Ta-go là một người nghệ sĩ đa tài. Ông đã để lại một gia tài văn hóa nghệ thuật đồ, có giá trị đến tận bây giờ cho nền nghệ thuật thế giới. Ta-go là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ và là nhà thơ đầu tiên của Châu Á đoạt giải Nô-ben văn học với tập Thơ Dâng. Hầu hết các tác phẩm đều được chính ông dịch sang tiếng Anh. Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và tính chất trữ tình, triết lí nồng đượm. Thơ ông sử dụng rất thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, những hình thức liên tưởng so sánh và thủ pháp trùng điệp. Điều ấy được thể hiện rõ nét qua bài thơ Mây và sóng của ông.

Bài thơ mở đầu với một tiếng gọi “Mẹ ơi” của em bé và sau đó là lời kể lại cuộc đối thoại giữa em và những người sống trên mây và sóng. Em bé được mây và sóng rủ rê, mời gọi bằng những đề nghị vô cùng hấp dẫn “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc” và “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào”. Tác giả đã thật tinh tế khi mở ra một thế giới mới lạ, hoàn toàn khác so với thế giới thực tại trong mắt của đứa trẻ. Mây và sóng, những cuộc dạo chơi đến “tận cùng trái đất”, đến “rìa biển cả” – những nơi xa xôi và cũng chính vì thế mới gợi lên sự tò mò của em bé. Ta-go còn thấu hiểu tâm lí của một đứa trẻ, khi để cho em bé lưỡng lữ, phân vân trước lời đề nghị đầy hấp dẫn của mây và sóng. Nếu thiếu đi chi tiết này, cuộc đối thoại của em bé sẽ không thực, vì trẻ em ai lại không ham chơi, không muốn khám phá thế giới mới lạ? Thế nhưng điều đã níu chân em, để em quyết tâm từ chối lời mời hấp dẫn ấy là tình mẫu tử. Vì “Mẹ mình đang đợi ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” và “Buổi chiều mẹ mình luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Với em, mẹ còn quan trọng hơn cả những cuộc dạo chơi, khám phá kia. Bởi em đã tự sáng tạo ra được trò chơi của chính mình, có em và có mẹ. Em sẽ là mây, mẹ là trăng, mái nhà là bầu trời xanh thẳm. Em là sóng còn mẹ sẽ là bến bờ kì lạ, “con lăn lăn lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”. Tác giả đã dựng nên một bức tranh thật đẹp với những hình ảnh đầy thơ mộng, là sóng là mây, là trăng, là gió, là bến bờ kì lạ. Những sự vật ấy khiến cho không gian như được mở ra mênh mông, cũng giống như trí tưởng tượng bao la của những đứa trẻ.

Không chỉ dựng nên một bức tranh mộng mơ, bài thơ còn mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ta-go đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ giàu tính biểu tượng để gợi về tình mẫu tử. Mây, sóng, trăng, bến bờ kì lạ là những sự vật thiên nhiên mang tính vĩnh hằng. Điều ấy cũng có nghĩa, ông đã nâng giá trị của tình mẫu tử lên ngang với tầm vóc của vũ trụ, biến nó trở thành tình cảm thiêng liêng, bất diệt. Hơn thế nữa, trong trò chơi của đứa trẻ, con sẽ là mây, mẹ sẽ là trăng, mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm; con là sóng, mẹ sẽ là bến bờ kì lạ với hành động “hai bàn tay con ôm lấy mẹ”, “con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ” đã gợi cho ta niềm hân hoan, vui sướng của đứa trẻ khi được ở cùng mẹ. Hạnh phúc giản đơn của chúng chỉ là được mẹ nâng niu, ôm ấp trong sự bao dung như cái bến bờ kì lạ mà con sóng lăn vào. Câu thơ cuối đã mang tới cho người đọc nhiều suy ngẫm “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”. Câu thơ vang lên như một lời khẳng định mẹ con ta ở khắp mọi nơi, không ai có thể chia lìa, cũng có nghĩa tình mẫu tử thiêng liêng luôn tồn tại ở khắp mọi nơi trên thế gian này.

Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ Mây và sóng của Ta-go đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu