/tmp/edhko.jpg Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý - Giáo dục trung học Đồng Nai

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý


Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Ngữ văn lớp 8, bài học tác giả – tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

Đã khách không nhà trong bốn biển,

Lại người có tội giữa năm châu.

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,

Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

B. Tìm hiểu tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

1. Tác giả

Xem thêm:  Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ngắn nhất

– Phan Bội Châu (1867- 1940), quê Nam Đàn- Nghệ An

– Là một nhà yêu nước, nhà Cách mạng lớn nhất Việt Nam trong hai thập kỉ đầu thế kỉ XX

– Là nhà văn, nhà thơ lớn với những sáng tác nhiều thể loại

– Phong cách sáng tác: thể hiện lòng yêu nước, thương dân tha thiết, khát vọng độc lập tự do, ý chí bền bỉ kiên cường.

2. Tác phẩm

a, Xuất xứ:

– Bài thơ được sáng tác năm 1914, khi Phan Bội Châu bị bọn phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam, trong hoàn cảnh ấy ông đã viết tác phẩm Ngục trung thư tập, “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là bài thơ Nôm nằm trong tập Ngục trung thư tập

b, Bố cục: 4 phần: đề, thực, luận, kết

c, Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật

d, PTBĐ: Biểu cảm.

e, Giá trị nội dung:

– Bài thơ thể hiện phong thái ung dung đường hoàng, phí phách kiên cường bất khuất vượt lên cảnh tù ngục khốc liệt của người chiến sĩ yêu nước Phan Bội Châu

f, Giá trị nghệ thuật:

– Giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ

– Sử dụng lối nói khoa trương, điệp từ

C. Sơ đồ tư duy Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

D. Đọc hiểu văn bản Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

1. Hai câu đề

“Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu”

hào kiệt, phong lưu: phong thái đường hoàng, tự tin, ung dung, thanh thản vừa ngang tàng, bất khuất lại vừa hào hoa, tài tử; điệp từ

Xem thêm:  Soạn bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh ngắn nhất

– “vẫn” khẳng định phong thái ấy không bao giờ thay đổi dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

“Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”

→ nhà tù chỉ là nơi tạm nghỉ chân

=> Giọng điệu vừa cứng cỏi vừa mềm mại thể hiện sự bình tĩnh, tự chủ trước nguy nan

2. Hai câu thực

“Đã khách không nhà trong bốn biển”

→ Cuộc đời bôn ba chiến đấu, đầy sóng gió và bất trắc.

“Lại người có tội giữa năm châu”

→ Tự nhận mình là người có tội, Phan Bội Châu vừa nêu lên hiện thực, vừa mỉa mai về “danh xưng” mà kẻ thù dành cho một người yêu nước như ông

=> Giọng điệu trầm bổng, diễn tả nỗi đau cố nén, khác với giọng cười cợt ở hai câu trên: tinh thần lạc quan, ngạo nghễ, chấp nhận mọi nguy nan.

3. Hai câu luận

“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù”

– Cho dù ở hoàn cảnh bi kịch đến mức độ nào thì vẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời.

– Tiếng cười của người yêu nước trong cảnh tù ngục có sức mạnh chiến thắng mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù.

→ Sử dụng lối nói khoa trương tạo nên giọng điệu cứng cỏi, hùng hồn

=> Hai câu thơ đã dựng lên hình ảnh người anh hùng tràn đầy khí phách đang hành đạo để cứu nước

4. Hai câu kết

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về giá trị của bản thân năm 2021

“Thân ấy hãy còn còn sự nghiệp

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”

– Còn sống là còn chiến đấu, không có khó khăn nguy hiểm nào có thể làm nhụt ý chí quyết tâm đấu tranh của người yêu nước

→ Điệp từ “còn” tạo nên giọng điệu mạnh mẽ, dõng dạc, dứt khoát, tăng ý khẳng định cho câu thơ

=> Khẳng định ý chí quyết tâm của người chiến sĩ.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu