/tmp/ukwxm.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Tuyên ngôn độc lập Ngữ văn lớp 12, bài học tác giả – tác phẩm Tuyên ngôn độc lập trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Bản tuyên ngôn mở đầu bằng những câu trích dẫn từ “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ, ” Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Pháp để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, bản tuyên ngôn lên án tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam trong đó hơn 80 năm chúng xâm lược chúng ta. Đó là tội ác về kinh tế , chính trị , văn hóa, tội bán nước hai lần cho Nhật. Bản tuyên ngôn nêu cao cuộc đấu tranh chính nghĩa và thắng lợi của nhân dân ta. Bản tuyên ngôn kết thúc bằng lời tuyên bố quyền độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc.
1. Tác giả
Tên: Hồ Chí Minh (1890-1969)
– Quê quán: Nghệ An
– Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến
+ Học ở trường Quốc học Huế rồi dạy học ở Dục Thanh (Phan Thiết).
+ Sớm có lòng yêu nước; Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước
+ Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, TQuốc, Thái Lan…
+ Ngày 3-2-1930, thành lập đảng cộng sản Việt Nam.
+ Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào CM trong nước
+ Tháng 8-1942, sang TQ để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.
+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào CM, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.
+ Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH, giữ chức vụ Chủ tịch nước.
+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
+ Từ trần ngày 2-9-1969, tại Hà Nội.
→ Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế
– Phong cách nghệ thuật:
+ Tính đa dạng: Bác viết nhiều thể loại, viết bằng nhiều thứ tiếng và mỗi thể loại đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêng
• Văn chính luận: ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, đa dạng về bút pháp.
• Truyện và ký: thể hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.
• Thơ ca: gồm hai loại, mỗi loại có nét phong cách riêng.
+ Tính thống nhất:
• Cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị
• Sử dụng linh hoạt các bút pháp nghệ thuật khác nhau
• Hình tượng nghệ thuật vận động hướng về ánh sáng tương lai
– Tác phẩm chính:
+ Văn chính luận: các bài báo đăng trên báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước
+ Truyện và kí: truyện ngắn viết bằng tiếng pháp đăng trên các báo ở Pa-ri (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu), Nhật kí chìm tàu
+ Thơ ca: Nhật kí trong tù, chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp (Ca binh lính ca, Ca sợi chỉ…)
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác
– Thế giới:
+ Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.
+ Nhật đầu hàng Đồng minh.
– Trong nước: Cả nước giành chính quyền thắng lợi.
+ 26 – 8 – 1945: Hồ chủ tịch về tới Hà Nội.
+ 28 -8 1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội.
+ 2 – 9 – 1945: đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
b, Bố cục
– Đoạn 1: Từ đầu… “không ai chối cãi được” => Nêu nguyên lí chung của bản tuyên ngôn độc lập.
– Đoạn 2: Từ “Thế mà” …. “phải được độc lập” => Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khẳng định thực tế lịch sử nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
– Đoạn 3: (Còn lại) => Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ nền độc lập.
c, Giá trị nội dung
– Là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta.
– Đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tư do của nước Việt Nam mới.
d, Giá trị nghệ thuật
– Là một áng văn chính luận mẫu mực.
– Lập luận chặt chẽ.
– Lý lẽ đanh thép.
– Ngôn ngữ hùng hồn.
– Dẫn chứng xác thực, lấy ra từ lịch sử cụ thể.
e, Thể loại: Văn chính luận
a. Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn độc lập.
– Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp làm cơ sở pháp lí cho tuyên ngôn độc lập của Việt Nam:
=> Ý nghĩa:
+ Tôn trọng những tuyên ngôn bất hủ của người Mĩ và Pháp vì những điều được nêu là chân lí của nhân loại.
+ Dùng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông” để buộc tội Pháp và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng.
+ Thể hiện quyền tự hào dân tộc: đặt 3 cuộc cách mạng, 3 bản tuyên ngôn, 3 dân tộc ngang hàng nhau.
b. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam:
* Tố cáo tội ác của Pháp:
+ Tố cáo tội ác tàn bạo của thực dân Pháp trên mọi mặt đời sống khi cai trị nước ta: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội (liệt kê hàng loạt dẫn chứng đanh thép, hùng hồn về tội ác của Pháp).
+ Giải thích rõ ràng, mạch lạc: từ mùa thu 1940 đến 9/3/1945, thực dân Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật (khi thì quỳ gối đầu hàng khi thì bỏ chạy), vì vậy không còn bất kì quyền lợi cai trị nào ở nước ta.
* Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc:
Trình bày cuộc đấu tranh xương máu giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam:
+ Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ tay Nhật.
+ Quân và dân ta đã nhiều lần kêu gọi người Pháp cùng chống Nhật nhưng bị từ chối, khi Pháp thua chạy, đồng bào ta vẫn khoan hồng và giúp đỡ họ.
+ Dân ta đánh đổ các xiềng xích phong kiến, thực dân, phát xít.
+ Quân và dân ta tin tưởng vào sự công bằng của các nước Đồng Minh.
=> Khẳng định, đề cao tinh thần xả thân giữ nước, thành quả cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta hoàn toàn xứng đáng với nền độc lập có được bởi chính máu xương của mình
c, Nghệ thuật:
– Lập luận: chặt chẽ, thống nhất, chủ yếu dựa vào quyền lợi của dân tộc ta
– Lí lẽ: hùng hồn, gợi cảm, xuất phát từ tình yêu công lí, chính nghĩa
– Dẫn chứng: Xác thực
– Ngôn ngữ: chan chứa tình cảm, tha thiết