/tmp/qbjbq.jpg
Bài văn Tưởng tượng mình là Xi-mông, kể lại truyện Bố của Xi-mông gồm dàn ý chi tiết, 2 bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 10.
Đề bài: Tưởng tượng mình là Xi-mông, kể lại truyện Bố của Xi-mông
Tiếng bố thân thương, đã bao lần tôi nằm mơ được có một người bố thực thụ. Và ngày hôm ấy chính là ngày hạnh phúc nhất cuộc đời tôi khi bác Phi-lip đã nhận tôi làm con.
Tôi là một cậu bé không có cha, mẹ tôi là Blăng-sốt một người phụ nữ trẻ đẹp, có gương mặt nghiêm nghị. Tôi không biết cha tôi là ai, tôi chỉ biết tôi và mẹ mới chuyển đến đây sinh sống. Nhưng đây thực sự là một tai họa với tôi, tôi không giống như những đứa trẻ khác, tôi không có cha, và đó là nỗi nhục nhã, nỗi đau mà những đưa bạn cùng lớp xoáy vào châm chọc tôi. Chúng không thể hiểu nỗi đau của một người không có cha ở bên che chở yêu thương, chúng chưa biết và chưa từng nếm trải điều ấy một lần nên những lời chúng nói ra thật độc địa. Tim tôi đau nhói mỗi lần chúng trêu chọc tôi và tôi uất hận, giận dữ với mẹ, tại sao mẹ lại không cho tôi một người cha. Và tôi cũng biết rằng người lớn tuy không nói ra nhưng lúc nào cũng ném ánh vừa dò xét, vừa thương hại và thì thầm nói với nhau: “Nó là một đứa trẻ không có cha”.
Hôm ấy vẫn như mọi ngày, tôi đến trường, lòng tôi xao xác buồn đau và tôi lại tiếp tục bị lũ bạn hùa vào trêu chọc. Nỗi buồn hòa cùng nỗi giận dữ tôi bỏ đi với ý định tự tử. Chỉ cần kết thúc cuộc đời này tôi sẽ không phải chịu những lời gièm pha cay nghiệt của chúng nữa.
Bên ngoài khung cảnh thật đẹp đẽ, trời ấm áp vô cùng. Ánh mặt trời không quá gắt, sưởi ấm bãi cỏ, dòng nước. Không khí thật ấm áp, trong lành và dễ chịu. Những chú nhái xanh lục nhảy nhót quanh tôi. Tôi chạy đuổi để bắt chúng, nhưng chúng thật nhanh, tôi chưa kịp vồ chúng đã thoát khỏi tay. Tôi không bỏ cuộc, sau hai ba lần vô hụt tôi đã cầm được con vật, nõ giãy giụa nhằm thoát khỏi bàn tay tôi. Nhìn vậy tôi bỗng nhớ những đồ chơi làm bằng gỗ hẹp đóng đinh chữ chi được xếp chồng lên nhau và ta có thể điều khiển được. Bất giác tôi lại nhớ đến mẹ của tôi, lòng tôi quặn thắt, tôi nức nở khóc thật to, tôi khóc cho vơi nỗi tủi hờn, uất ức.
Nhưng bỗng từ phía sau tôi một bàn tay ấm nóng, chắc nịch đặt lên đôi vai bé nhỏ đang rung lên từng đợt theo tiếng khóc của tôi. Một giọng nói ồm ồm cất lên:
– Có điều gì làm cháu buồn phiền đến thế, cháu ơi?
Đó là một người công nhân cao lớn, với bộ râu đen và quăn tít lại, tôi lau nước mắt, nghẹn ngào nói:
– Cháu … cháu không có bố.
Khuôn mặt bác bỗng có sự thay đổi, đôi mắt trở nên hiền từ, nhân hậu hơn. Bằng đôi bàn tay to lớn, bác vỗ nhẹ vào lưng tôi an ủi với một giọng nhẹ nhàng nhất, bác khuyên tôi:
– Thôi nào, đừng buồn nữa, cháu ơi, và về nhà mẹ cháu với bác đi. Người ta sẽ cho cháu một ông bố.
Nghe thấy tôi sẽ có bố, tôi lập tức vui mừng và nín khóc ngay. Bác nắm tay đưa tôi về, đôi bàn tay đen xì, đầy muội than nhưng thật ấm nóng và chắc chắn. Ước gì tôi có một người bố như bác. Chẳng mấy chốc tôi đã đứng trước cửa nhà mình, bác công nhân gõ cửa và mẹ tôi xuất hiện. Thấy mẹ tôi bác trao tôi cho mẹ và giọng ngập ngừng nói:
– Đây, thưa chị, tôi dắt về trả cho chị cháu bé bị lạc ở gần bờ sông.
Lúc ấy bao nhiêu tủi hờn trong tôi lại trào dâng, tôi chạy đến ôm cổ mẹ mà òa khóc, vừa khóc tôi vừa nói:
– Không, mẹ ơi, con đã muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh con … đánh con … tại con không có bố. Tôi gục lên vai mẹ mà khóc lớn hơn. Rồi tôi bỗng nảy ra ý định, hay là xin bác công nhân là bố của mình. Không chần chừ, tôi rời vòng tay mẹ, chạy đến bác và đề nghị:
– Bác có muốn làm bố cháu không?
Bác im lặng, không nói gì, tôi tủi hổ và thét lớn:
– Nếu bác không muốn, cháu sẽ quay trở ra nhảy xuống sông chết đuối.
Nghe thấy tôi lặp lại ý định tự tử, bác lập tức gật đầu đồng ý. Tranh thủ cơ hội đó tôi hỏi tên bác và biết bác tên là Phi-lip. Vậy là từ bây giờ tôi đã có bố, bố của tôi là Phi-lip, tôi hạnh phúc và sung sướng biết bao. Cũng từ bây giờ tôi sẽ không phải chịu sự hành hạ, lăng nhục của lũ bạn nữa.
Ngày hôm sau tôi đến lớp tâm trạng đầy vui vẻ, hứng khởi. Tôi tự tin đứng trước lũ bạn, chúng có trêu đùa, tôi cũng có thể dõng dạc tuyên bố, tôi đã có bố và bố của tôi tên là Phi-lip. Có bố là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời tôi. Nó đem lại cho tôi sự tự tin để đối mặt với tất cả những khó khăn trong cuộc sống này.
Tôi là đứa trẻ bất hạnh vì không có bố. Tuy lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ nhưng tôi vẫn thấy thiếu thốn tình cảm của một người bố. Điều mà tôi sợ nhất là ngày ngày đến trường,lũ trẻ nghịch ngớm cứ quây quanh tôi mà la toáng lên : “Ê,ê! Thằng con hoang không có bố!”.
Mặc dù mẹ dặn là tránh xa chúng nó ra nhưng đã vài lần,tôi không thể kìm được cơn giận dữ,lao vào đánh đấm chúng túi bụi. Đương nhiên là rồi bị chúng tẩn cho ra trò. Tôi về mách mẹ. Mẹ ôm tôi vào lòng vuốt ve,an ủi,nhưng rốt cuộc thì cả hai mẹ con cùng khóc.
Một hôm,tình trạng ấy lại tái diễn. Tôi buồn bã bỏ học,lang thang ra bờ sông vắng. Nhìn dòng nước cuồn cuộn chảy,bỗng dưng tôi muốn chết… Tôi định nhảy ùm xuống. Mặc cho dòng nước cuốn trôi đến đâu thì đến,chết lại càng hay! Lũ trẻ sẽ chẳng còn trêu chọc tôi được nữa và nỗi khổ tâm của tôi sẽ hoàn toàn chấm dứt.
Tôi chìm ngập trong cảm xúc đau thương. Gối đầu lên đôi bàn tay, tôi nằm ngửa nhìn trời. Trên cao là bầu trời xanh cao vời vợi. Những đám mây đủ mọi hình thù lãng đãng trôi. Ô kìa! Rõ ràng ba đám mây trắng ở sát bên nhau trông giống bố mẹ cùng dắt tay đứa con thơ. Tôi chợt bật khóc nức nở và gọi thật to: “Bố ơi! Bố ở đâu? Sao bố không về với con?”. Không một lời đáp lại. Chỉ có tiếng gió thổi xào xạc trong đám sậy ven sông. Tôi úp mặt xuống cỏ ướt, dần dần tỉnh lại. Rồi tôi nghĩ đến mẹ, Mẹ Blăng-sốt yêu quý của tôi! Nếu tôi không về nhà đúng giờ,mẹ sẽ lo lắng,sốt ruột biết chừng nào! Nếu tôi chết, chắc mẹ sẽ khóc hết nước mắt, có khi mẹ cũng sẽ chết theo tôi. Hình dung ra cảnh tượng ấy, tôi tự sỉ vả mình là đồ nhu nhược,đồ hèn! Không,tôi chẳng việc gì mà phải chết! Tôi phải đi học, lớn lên còn đi làm kiếm tiền nuôi mẹ chứ! Người mẹ dịu dàng, chịu thương chịu khó đã nuôi tôi khôn lớn. Mẹ là tất cả những gì tôi có trong cuộc đời này.
Đang miên man nghĩ,tôi chợt nghe tiếng bước chân tới gần. Tôi ngồi dậy nhìn,thì ra bác thợ rèn Phi-líp ở đầu làng. Bác Phi-líp có mái tóc xoăn và bộ râu quai nón bao quanh gương mặt vuông vức. Đôi mắt xanh nheo nheo hóm hỉnh dưới hàng lông mày rậm. Thân hình bác to lớn hơn hẳn người thường. Chân bác đi đôi ủng đã cũ. Bác đang sải những bước mạnh mẽ về phía tôi. Ngắm bác, tôi càng thèm khát có được một người cha như bác.
– Bé con! Sao cháu lại ở đây? Trốn học hả?
Bác Phi-líp cất giọng ồm ồm hỏi tôi. Tôi chỉ nhún vai,không đáp. Bác Phi-líp ngồi xuống, nâng nhẹ mặt tôi:
– Tại sao cháu khóc? Nói cho bác nghe nào!
Tôi òa khóc nức nở, nghẹn ngào:
– Bác ơi! Chúng nó trêu chọc cháu, chửi cháu là đồ con hoang, đồ không có bố!
– Tệ thật! Thế bây giờ, bác có thể giúp cháu gì nào?
– Cháu muốn có bố! Cháu muốn có bố như chúng nó!
Trán bác Phi-líp nhăn lại, cái đầu cứ gật gật liên tục. Bác bảo tôi:
– Thế bác sẽ nhận cháu làm con nuôi nhé! Cháu gọi bác là bố,còn bác gọi cháu là con. Được chưa nào?!
Còn gì hay hơn thế nữa?! Tôi sung sướng ôm ghì lấy cổ bác Phi-líp,dụi mặt vào bộ ngực vạm vỡ của bác. Bác đưa tôi về. Mẹ tôi ngạc nhiên trước sự xuất hiện của bác. Nghe tôi kể đầu đuôi câu chuyện, mẹ tôi lúng túng cảm ơn bác rồi dắt tôi vào nhà.
Ngày hôm sau đi học, lũ bạn lại xúm vào trêu chọc tôi. Thay vì uất ức hay giận dữ, tôi kiêu hãnh đáp: “Bố tớ là bác thợ rèn Phi-líp!”.Lũ bạn nhao nhao : “Không đúng! Không đúng! Mày phải có một ông bố đàng hoàng như chúng tao cơ!”. Tôi không hiểu thế nào là một ông đàng hoàng nên đành nín nhịn, chờ tan buổi học.
Lúc đi ngang qua lò rèn, tôi rẽ vào gặp bác Phi-líp, kể mọi chuyện cho bác nghe. Tôi thấy vẻ mặt bác trầm ngâm hẳn. Bác lẩm bẩm : “Thôi được! Thôi được! Cháu hãy về nhà đi! Cháu sẽ có bố. Bác sẽ là ông bố thực sự,ông bố đàng hoàng của cháu!”.
Mấy hôm sau, một điều bất ngờ ghê gớm xảy ra: bác Phi-líp đến gặp mẹ tôi, ngỏ lời cầu hôn với mẹ Blăng-sốt của tôi. Bác bảo tôi cần có bố,cần người bảo vệ. Bác đã đem lại cơ hội cho mẹ tôi được làm vợ một người đàn ông tử tế. Khỏi phải nói tôi vui mừng đến chừng nào! Thế là từ nay, đố đứa nào dám ức hiếp tôi nữa. Bố Phi-líp mạnh mẽ và tốt bụng sẽ là chỗ dựa chắc chắn cho cuộc đời tôi. Mẹ tôi ngạc nhiên lắm, cứ hết nhìn tôi lại nhìn bác Phi-líp. Rồi mẹ lấy chiếc khăn choàng trên vai, lau nước mắt.
Bác Phi-líp đã dọn đến ở hẳn với hai mẹ con tôi. Mấy người thợ rèn khen hành động của bác là đúng,bác chỉ cười. Tôi rất thích được ngồi trên đôi vai rắn chắc của bác vào mỗi chiều để đi dạo dọc bờ sông. Tôi âu yếm gọi: “Bố Phi-líp của con! Con yêu bố lắm!”.