/tmp/oollh.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Tức cảnh Pác Bó Ngữ văn lớp 8, bài học tác giả – tác phẩm Tức cảnh Pác Bó trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang”.
1. Tác giả
– Hồ Chí Minh (1890 – 1969)
– Quê quán : Nam Đàn – Nghệ An
– Là nhà chính trị, nhà cách mạng, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc
– Là danh nhân văn hóa thế giới
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: 2/1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.
b. Bố cục: 2 phần
– Phần 1: 3 câu thơ đầu: Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở hang Pác Bó
– Phần 2: câu thơ cuối: Cảm nhận của Bác về cuộc đời cách mạng
c. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
d. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
e. Nhan đề bài thơ:
– Tức cảnh: Từ một sự việc, một cảnh tượng cụ thể mà viết nên thơ
– Pác Bó: Cốc Pó – nghĩa là đầu suối
→ Từ cảnh thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt nơi hang Pác Bó, Bác Hồ bày tỏ cảm nhận của mình về cuộc đời làm cách mạng
f. Giá trị nội dung: Bài thơ khắc họa lại cuộc sống sinh hoạt của Bác ở núi rừng Pác Pó và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại của người chiến sĩ cách mạng.
g. Giá trị nghệ thuật:
– Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
– Giọng thơ trong sáng, sâu sắc, thể hiện sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn
– Ngôn từ sử dụng giản dị, đời thường.
1. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó
– Cảnh sinh hoạt của Bác
+ Thời gian: sáng- tối
+ Không gian: suối – hang
+ Hành động: ra – vào
→ lối sống giản dị, đều đặn, quy củ của Bác, sự hòa hợp với thiên nhiên, với cuộc sống núi rừng
– Cảnh làm việc của Bác
+ Thức ăn: cháo bẹ, rau măng → thức ăn giản dị mộc mạc, đơn sơ
+ Điều kiện làm việc: bàn đá chông chênh → Khó khăn, thiếu thốn
+ Công việc: dịch sử Đảng → Công việc vĩ đại, quan trọng
→ Cuộc sống và công việc đầy khó khăn của Bác
⇒ Tình yêu thiên nhiên, yêu công việc Cách mạng, luôn làm chủ được cuộc sống dù trong bất kì hoàn cảnh nào
2. Cảm nhận của Bác về cuộc đời cách mạng
+ “Sang” – dù sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Bác luôn cảm thấy thoải mái, sang trọng và vui thích
+ “Sang” – niềm vui, niềm tự hào khi thực hiện được lí tưởng của Bác
⇒ Người có một phong thái ung dung, hiên ngang, chủ động, lạc quan và luôn yêu cuộc sống
→ đây chính là nhãn tự của bài thơ