/tmp/zgasi.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức các tác phẩm Ngữ văn lớp 10, Haylamdo biên soạn bản tổng hợp kiến thức trọng tâm tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 đầy đủ về nội dung tác phẩm, đôi nét về tác giả, bố cục, tóm tắt, dàn ý, sơ đồ tư duy, …
Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây kể về hành trình đòi lại vợ của Đăm Săn. Khi nghe tin Đăm Săn cùng thuộc hạ rời khỏi bản làng. Mtao Mxây nghĩ ra cách cướp vợ của chàng. Hắn giả làm khách qua đường tìm đến nhà Đăm Săn, giả vờ bỏ quên cái con dao và nhờ nàng đem ra ngoài cho rồi bắt cóc Hơ Nhị đi. Đăm Săn nghe tin vô cùng giận dữ, đem quân đến nhà Mtao Mxây quyết tâm đòi lại vợ cho bằng được. Tuy nhiên, hắn không chịu ra ngoài giao chiến, Đăm Săn phải dọa phá nhà hắn mới chịu ra giao chiến. Mtao Mxây múa khiên yếu ớt, còn Đăm Săn thì vô cùng khỏe mạnh, dũng mãnh. Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng hắn mặc áo giáp nên không sao cả. Sau một hồi chiến đấu, Đăm Săn đuối sức và mơ màng thấy ông trời chỉ kế đánh bại Mtao Mxây. Chàng đánh bại được hắn và cứu lại được Hơ Nhị. Không những thế Đăm Săn còn thu phục tôi tớ nhà Mtao Mxây, danh tiếng chàng vang lừng khắp nơi. Chàng mở tiệc linh đình ăn mừng chiến thắng.
1. Thể loại
a. Khái niệm: Sử thi là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
b. Đặc trưng
– Nội dung: Sử thi có tính rộng lớn, kể về sự kiện trọng đại của quá khứ, biểu hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng, thể hiện quá trình vận động của tộc người đó qua các giai đoạn khác nhau.
– Nghệ thuật: Sử thi là những câu chuyện kể văn xuôi xen lẫn văn vần, có sử dụng các yếu thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ, hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian.
c. Phân loại sử thi
– Sử thi thần thoại: Đẻ đất đẻ nước, Ấm ệt luông, Cây nêu thần… kể về sự hình thành của thế giới, sự hình thành của muôn loài, sự hình thành các dân tộc…
– Sử thi anh hùng: Đăm Săn, Đăm Di, Xinh Nhã, Khinh Dú, Đăm Noi… kể về cuộc đời và sự nghiệp của các anh hùng.
2. Tác phẩm
*Tóm tắt sử thi Đăm Săn: Sau khi về làm chồng hai chị em Hợ Nhị và Hơ Bhị, Đăm Săn trở nên một tù trưởng giàu có và uy danh lừng lẫy. Các tù trưởng Kên Kên (Mtao Grư), tù trưởng Sắt (Mtao Mxây) lừa lúc Đăm Săn cùng các nô lệ lên rẫy, ra sông làm lụng đã kéo người tới cướp phá buôn của chàng, bắt Hơ Nhị về làm vợ. Cả hai lần Đăm Săn đều tổ chức đánh trả và đều chiến thắng, cứu được vợ và tịch thu của cải, đất đai của kẻ địch khiến oai danh của chàng càng lừng lẫy, bộ tộc càng giàu có, đông đúc. Một lần tình cờ gặp cây sơ – múc (cây thần vật tổ bên nhà vợ), Đăm Săn ra sức chặt đổ kì được. Liền đó cả hai vợ đều chết và Đăm Săn lại tìm cách lên trời hỏi nữ thần Mặt Trời (con gái của Trời) về làm vợ. Tức giận vì bị từ chối, chàng bỏ về và cả người lẫn ngựa bị chết ngập ở rừng Sáp Đen nhão như bùn nước. Hồn Đăm Săn biến thành con ruồi bay vào miệng chị gái là Hơ Âng khiến nàng có mang và sinh ra đứa con trai. Đó là Đăm Săn cháu, lớn lên lại đi tiếp con đường của người cậu anh hùng.
a. Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần giữa của sử thi Đăm Săn.
b. Thể loại: Sử thi anh hùng.
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả.
d. Bố cục: 3 phần
– Phần 1 (Từ đầu đến cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường): Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng.
– Phần 2 (Tiếp đến Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng): Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.
– Phần 3 (Còn lại): Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.
e. Giá trị nội dung: Trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc – đó là những tình cảm cao nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
f. Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật so sánh, phóng đại:
– So sánh tương đồng: như lốc gài, như những vệt sao băng…
– So sánh tăng cấp:
+ Đoạn tả cảnh Đăm Săn múa khiên.
+ Đoạn tả cảnh đoàn người đông đảo: “Tôi tớ…cõng nước.”.
+ Đoạn mô tả thân hình lực lưỡng của Đăm Săn: “bắp chân…xà dọc.”.
– So sánh tương phản: tả cảnh múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây.
– Các hình ảnh, sự vật được đem ra làm chuẩn so sánh được lấy từ thế giới thiên nhiên , từ vũ trụ bao la.
g Để cao tầm vóc lớn lao của người anh hung, khát vọng không có giới hạn cộng đồng Ê-đê về một tương lai hùng mạnh, thịnh vượng.
1. Cuộc chiến giữa hai tù trưởng
– Đăm Săn khiêu chiến và Mtao Mxây đáp lại; nhưng tỏ ra run sợ (sợ bị đâm lén, dáng tần ngần do dự, đắn đo…).
– Vào cuộc chiến:
+ Hiệp 1: Mtao Mxây múa khiên trước (khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô) → lộ rõ sự kém cỏi, nhưng vẫn nói những lời huênh hoang (quen đi đánh thiên hạ, bắt tù binh, xéo nát đất đai thiên hạ…). Còn Đăm Săn vẫn bình tĩnh, thản nhiên.
+ Hiệp 2: Đăm Săn múa trước (Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh, một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô…). Còn Mtao Mxây hoảng hốt trốn chạy (bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông…).
+ Hiệp 3: Đăm Săn múa rất đẹp và dũng mãnh (chàng múa trên cao, gió như bão…múa dưới thấp, gió như lốc…). Đâm trúng kẻ thù, nhưng không thủng.
+ Hiệp 4: Đăm Săn nhờ ông Trời chỉ cách đã giết chết kẻ thù.
⇒ Qua cuộc chiến, ta thấy được sự vượt trội của Đăm Săn về tài năng, bản lĩnh, xứng đáng đại diện cho cả cộng đồng.
2. Thái độ của mọi người đối với Đăm Săn
– Ba lần Đăm Săn kêu gọi thì cả ba lần dân làng Mtao Mxây đều hưởng ứng (ba tượng trưng cho số nhiều): Không đi sao được… → Họ nhất trí xem Đăm Săn là tù trưởng, là anh hùng của họ.
– Lời nói của dân làng qua ba lần đối đáp có sự biến đổi, phát triển → Sự thần phục, lòng trung thành tuyệt đối của dân làng Mtao Mxây với Đăm Săn.
– Mọi người cùng nhau ra về theo Đăm Săn, đông vui như hội: Đoàn người đông như bầy cà tong… cõng nước.
⇒ Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân người anh hùng với cộng đồng, bộ tộc đồng thời cũng thể hiện lòng yêu mến, sự tuân phục của tập thể cộng đồng với cá nhân người anh hùng – nhân vật kết tinh vẻ đẹp của cộng đồng.
3. Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng
– Hành động của Đăm Săn sau chiến thắng:
+ Nói với tôi tớ: tự hào, tự tin về sức mạnh của bản thân và sự giàu có của thị tộc.
+ Ra lệnh nổi nhiều loại cồng chiêng: thể hiện sức mạnh của nguời anh hùng và sự giàu có của thị tộc.
– Hình ảnh Đăm Săn:
+ Đăm Săn nằm tên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một nong hoa.
+ Uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán.
+ Là một dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước…
+ Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực…trong bụng mẹ.
→ Những hình ảnh so sánh, phóng đại để ca ngợi một tù trưởng anh hùng. Hình ảnh Đăm Săn được miêu tả bằng cái nhìn ngưỡng vọng từ dưới nhìn lên trên, sùng kính, tự hào. Điều này có nghĩa người anh hùng sử thi được tôn vinh tuyệt đối.
⇒ Khung cảnh ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn cho thấy sự giàu có, sung túc, vững mạnh của tù trưởng Đăm Săn cũng như buôn làng của chàng.
An Dương Vương là vua nước Âu Lạc, được thần Kim Quy giúp đỡ xây thành Cổ Loa. Sau khi xây xong được thần tặng cho một chiếc móng để làm nỏ thần. Nỏ thần có sức mạnh uy lực đã nhiều lần giúp vua đánh bại kẻ thù. Triệu Đà đưa con trai mình là Trọng Thủy sang cầu thân với Mị Châu – con gái An Dương Vương. Một thời gian qua đi, nhờ có được lòng tin yêu của Mị Châu, Trọng Thủy đã dò hỏi chuyện về chiếc nỏ thần. Biết được bí mật, lấy cớ thăm cha, Trọng Thủy đánh cắp nỏ thần đem về cho Triệu Đà. Có nỏ thần trong tay, Triệu Đà tiến đánh Âu Lạc một lần nữa. An Dương Vương thấy giặc đến chân thành nhưng vẫn chủ quan vì nghĩ rằng đã có nỏ thần. Thua trận, An Dương Vương cưỡi ngựa đem theo Mị Châu tiến về phía biển. Nhưng đi đến đâu thì thấy quân giặc theo đến đấy. Vua cầu cứu thần Kim Quy, thần hiện lên báo rằng: “Giặc ở sau lưng nhà vua đấy”. An Dương Vương tỉnh ngộ, liền rút gươm chém Mị Châu, rồi nhảy xuống biển tự vẫn. Quân của Triệu Đà kéo vào chiếm đóng Loa thành, còn Trọng Thuỷ một mình một ngựa theo dấu lông ngỗng đi tìm Mị Châu. Đến bờ biển thấy xác vợ nằm đấy thì hối hận. Trở về, Trọng Thủy chôn cất cho Mị Châu cẩn thận rồi đâm đầu xuống giếng tự tử.
1. Thể loại
a. Khái niệm: Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có các yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
b. Đặc trưng
– Đề tài thường lấy từ lịch sử, những vấn đề có ý nghĩa trọng đại.
– Sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hư cấu.
– Nhân vật thường được xây dựng đơn giản, có sự kết hợp kì lạ giữa những nét đời thường, thế tục với những nét phi thường, kì ảo.
– Cốt truyện đơn giản, ít tình tiết.
c. Phân loại
– Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang: mang tính chất sử thi, phản ánh không khí anh hùng ca thời Hùng Vương dựng nước và trình độ khá văn minh của người Văn Lang. Các truyền thuyết tiêu biểu của thời kỳ này là Lạc Long Quân-Âu Cơ, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thánh Gióng, Thánh Hùng Linh Công, Hùng Vương thứ sáu, Hùng Vương thứ mười tám…
– Thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc: Nước Âu Lạc của An Dương Vương tồn tại khoảng 50 năm (257 TCN-208 TCN). Thời kỳ Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ (207 TCN-938) là thời kỳ bị xâm lược và chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết tiêu biểu của thời Âu Lạc là truyện An Dương Vương, kết cấu gồm hai phần: phần đầu là lịch sử chiến thắng, phần sau là lịch sử chiến bại. Các truyền thuyết phản ánh các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống xâm lược thời kỳ Bắc thuộc là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí…
– Thời kỳ phong kiến tự chủ: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, giai cấp phong kiến Việt Nam xây dựng một quốc gia thống nhất, củng cố nền độc lập dân tộc. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là sự suy sụp của các triều đại phong kiến.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: Văn bản dưới đây trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái – một sưu tập truyện dân gian ra đời vào cuối thế kỉ XV.
b. Thể loại: Truyền thuyết.
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự.
d. Bố cục: 3 đoạn
– Đoạn 1 (Từ đầu đến bèn xin hoà) : An Dương Vương được thần giúp xây thành, chế nỏ để bảo vệ đất nước.
– Đoạn 2 (Tiếp đó đến Dẫn vua xuống biển): Cảnh mất nước nhà tan.
– Đoạn 3 (Còn lại): Thái độ, tình cảm của nhân dân đối với An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy.
e. Giá trị nội dung: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. Qua đó, nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân và cộng đồng.
f. Giá trị nghệ thuật
– Cốt truyện:
+ Cốt lõi lịch sử: xây thành, chế tạo vũ khí hiện đại, chiến thắng giặc, mất nước, bi kịch bi thảm…
+ Yếu tố hư cấu: sứ Thanh Giang, móng Rùa Vàng lầm lẫy nỏ thần, sư hóa thân của các nhân vật…
+ Có sự đan xen tạo yếu tố li kì, hấp dẫn cho câu chuyện kể.
– Hình ảnh:
+ Giàu chất tư tưởng thẩm mĩ.
+ Có sức sống lâu bền.
1. Nhân vật An Dương Vương
*Công cuộc dựng nước và giữ nước của An Dương Vương:
– Công lao: An Dương Vương kiên trì quyết tâm, không nản chí trước thất bại tạm thời.
+ Ban đầu: xây thành thường bị lở.
+ Về sau: xây thành được Rùa Vàng giúp đỡ nên thành công.
+ Cho xây chín vòng thành ốc, đào hào sâu.
+ Chế nỏ thần từ vuốt Rùa Vàng, do Cao Lỗ làm, trăm phát trăm trúng.
+ Chiến thắng Triệu Đà – hệ quả tất yếu của hai việc làm trên (Loa thành kiên cố, vũ khí lợi hại và tinh thần cảnh giác cao độ)
– Nhận xét:
+ An Dương Vương trong phần đầu truyện là một người có vai trò quan trọng trong sự nghiệp dựng nước, là một vị vua anh minh, sáng suốt với tinh thần trách nhiệm, cảnh giác cao được nhân dân và thần linh ủng hộ nên đã đạt được những thành công lớn.
+ Việc làm của An Dương Vương là được lòng trời, hợp lòng dân (Cụ già phương Đông và thần Kim Quy đã giúp nhà vua xây thành, làm nỏ thần giữ nước.).
*Bi kịch mất nước và tan vỡ hạnh phúc gia đình:
– Sau chiến thắng, An Dương Vương đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng:
+ Nhận lời cầu hoà của Triệu Đà.
+ Không cảnh giác, nhận lời cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thủy.
+ Cho Trọng Thủy ở rể: Mất cảnh giác, không giám sát, đề phòng Trọng Thuỷ mà tạo cơ hội thuận lợi cho kẻ thù.
+ Thản nhiên chơi cờ khi giặc tấn công: Chủ quan khinh địch, ỷ lại sức mạnh của nỏ thần.
+ Bị giặc đuổi, chỉ biết tìm đường tránh, không suy xét → An Dương Vương đã tự đánh mất mình. Ông chủ quan, tự mãn, không nhận ra mưu kế thâm hiểm và không đánh giá đúng kẻ thù.
– Kết quả:
+ Âu Lạc đại bại, nhà vua cùng con gái phi ngựa chạy về phương Nam.
+ Tiếng thét của thần Kim Quy đã làm nhà vua tình ngộ. Ông rút gươm chém Mị Châu – con gái duy nhất của mình. → Đây là hình phạt đau đớn nhất không chỉ với Mị Châu mà còn với bản thân ông. An Dương Vương cầm sừng tê rẽ nước đi xuống biển sâu .
*Thái độ của nhân dân
– Ca ngợi, khẳng định vai trò to lớn của An Dương Vương trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.
– Trách nhiệm chủ quan để mất nước đã trả giá bằng chính mạng sống của con gái An Dương Vương nên tác giả dân gian đã để ông đi vào bất tử bằng hình ảnh Rùa Vàng đưa ông xuống biển. Đó chính là sự thương tiếc của nhân dân dành cho ông.
2. Nhân vật Mị Châu
*Vô tình tiếp tay cho giặc:
– Xinh đẹp, ngây thơ;
– Cả tin đến mức mù quáng: không suy xét lời đề nghị đáng ngờ của chồng;
– Tự ý sử dụng bí mật quốc gia, tiếp tay cho kẻ thù dồn cha và dân tộc đến đường cùng mà không hề hay biết;
– Coi trọng tình riêng, chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân một cách mê muội, mù quáng khi đánh dấu đường cho Trọng Thuỷ theo;
– Cuối cùng: nhận ra tội lỗi của mình nên cúi đầu nhận tội, chấp nhận cái chết bi thảm → một người đáng thương.
*Thái độ của nhân dân:
– Câu nói của Rùa Vàng chỉ Mị Châu là giặc chính là lời kết tội đanh thép của nhân dân về thái độ vô tình mà phản quốc của Mị Châu.
– Sự hóa thân theo ước nguyện của Mị Châu thể hiện sự bao dung, độ lượng, thông cảm cho sự nhẹ dạ cả tin.
– Hình ảnh: ngọc trai – giếng nước đã chứng thực tấm lòng trong sáng của Mị Châu.
3. Nhân vật Trọng Thủy
– Thời kì đầu, Trọng Thuỷ đóng vai trò một tên gián điệp theo lệnh vua cha sang làm rể Âu Lạc để điều tra bí mật về nỏ thần.
– Sau này, dẫu rằng có yêu thương Mị Châu nhưng vẫn kiên trì thực hiện tham vọng của cha: Đánh tráo nỏ thần, tham gia xâm chiếm Âu Lạc, truy đuổi An Dương Vương, gây ra cái chết cho Mị Châu và gây ra bi kịch mất nước của cha con An Dương vương.
– Trước cái chết của Mị Châu, Trọng thủy tự kết liễu đời mình → sự bế tắc → Bi kịch của Trọng Thuỷ là bi kịch của một nạn nhân trong một âm mưu chính trị thâm độc.
– Thái độ của nhân dân: Có ít nhiều thông cảm, xong vẫn lên án bằng kết cục của Trọng Thủy.
Uy-lít-xơ trở về quê hương khi đã trải qua 20 năm trôi dạt trên biển sau chiến thắng thành Tơ-roa. Pê-nê-lốp kiên trinh chờ đợi Uy-lít-xơ trong suốt 20 năm. Pê-nê-lốp lạnh lùng, khôn khéo thoát khỏi cám dỗ của 108 tên cầu hôn với kế hoãn binh “tấm thảm ngày dệt, đêm tháo”.
Uy-lít-xơ cho rằng Pê-nê-lốp chưa nhận mình vì vẻ ngoài rách rưới. Tê-lê-mác trách mẹ. Pê-nê-lốp cho biết sẽ nhận người hành khất là chồng nếu ông ta trả lời được bí mật về những dấu hiệu riêng mà chỉ có hai người biết. Nhũ mẫu đưa ra bằng chứng vết sẹo, Pê-nê-lốp vẫn không tin nhưng đồng ý xuống nhà để xem người đã giết những kẻ cầu hôn. Nhũ mẫu Ơ-ri-clê báo tin Uy-lít-xơ trở về nhưng Pê-nê-lốp không tin. Uy-lít-xơ nói ra bí mật về chiếc giường, Pê-nê-lốp chạy lại ôm chồng và không nỡ buông rời. Uy-lít-xơ xuất hiện trong trang phục nghiêm chỉnh, Pê-nê-lốp vẫn chưa nhận đó là chồng mình.
1. Thể loại
a. Khái niệm: Sử thi là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
b. Đặc trưng
– Nội dung: Sử thi có tính rộng lớn, kể về sự kiện trọng đại của quá khứ, biểu hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng, thể hiện quá trình vận động của tộc người đó qua các giai đoạn khác nhau.
– Nghệ thuật: Sử thi là những câu chuyện kể văn xuôi xen lẫn văn vần, có sử dụng các yếu thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ, hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian.
c. Phân loại sử thi
– Sử thi thần thoại: Đẻ đất đẻ nước, Ấm ệt luông, Cây nêu thần… kể về sự hình thành của thế giới, sự hình thành của muôn loài, sự hình thành các dân tộc…
– Sử thi anh hùng: Đăm Săn, Đăm Di, Xinh Nhã, Khinh Dú, Đăm Noi… kể về cuộc đời và sự nghiệp của các anh hùng.
2. Tác giả
I. Tác giả
– Cho đến nay, vẫn chưa biết đích xác Hô-me-rơ là ai.
– Có nhiều truyền thuyết kể về nhà thơ mù này. Phổ biến hơn cả là câu chuyện kể về ông là con một gia đình nghèo và được sinh ra bên dòng sông Mê-lét vào khoảng thế kỉ IX-VIII trước Công nguyên.
– Ông mang tên Mê-lê-xi-gien (nghĩa là con của dòng sông Mê-lét).
3. Tác phẩm
*Sử thi I-li-át và Ô-đi-xê
– I-li-át gồm 15 693 câu thơ. Tác phẩm kể về cơn giận của anh hùng Asin. I-li-át là bài ca chiến trận. Tác phẩm ca ngợi sức mạnh thể xác của con người.
– Ô-đi-xê gồm 12110 câu thơ, chia thành 24 khúc ca. Ô-đi-xê kể về cuộc hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ sau chiến thắng thành Tơ-roa. Ô-đi-xê là bài ca về cuộc sống hòa bình. Tác phẩm ca ngợi sức mạnh trí tuệ của con người.
*Đoạn trích
a. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc khúc ca thứ XXIII của sử thi Ô-đi-xê.
b. Thể loại: Sử thi anh hùng.
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự.
d. Bố cục (2 phần)
– Đoạn 1 (Từ đầu đến …kém gan dạ): Tác động của nhũ mẫu và Tê-lê-mác đối với Pê-nê-lốp.
– Đoạn 2 (Còn lại) Cuộc đấu trí giữa hai vợ chồng Uy-lít-xơ, gia đình đoàn tụ.
e. Giá trị nội dung: Đoạn trích đề cao trí tuệ và lòng chung thuỷ của con người.
f. Giá trị nghệ thuật
– Miêu tả tâm lí nhân vật một cách chi tiết cụ thể, lối so sánh có đuôi dài rất sinh động, giàu hình ảnh mang đặc trưng của sử thi.
– Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng điệu kể chuyện chậm rãi, tha thiết.
1. Tác động của nhũ mẫu Ơ-ri-clê và Tê-lê-mác đối với Pê-nê-lốp
– Tác động của nhũ mẫu Ơ-ri-clê:
+ Nhũ mẫu báo tin Uy-lít-xơ đã trở về.
→ Pê-nê-lốp có thái độ hoài nghi: nàng cho rằng đó là một vị thần đã trừng phạt bọn người “láo xược” và tin rằng chồng mình “đã hết hy vọng trở lại đất A-cai”.
+ Nhũ mẫu đưa bằng chứng về vết sẹo của Uy-lít-xơ và đem “tính mệnh ra đánh cuộc”.
→ Pê-nê-lốp cảm thấy phân vân: Tự thần hóa câu chuyện, trấn an nhũ mẫu, tự trấn an mình và đến khi gặp chồng lòng nàng cũng rất đỗi phân vân.
– Tác động của Tê-lê-mác: trách móc mẹ nhẹ, gay gắt.
→ Pê-nê-lốp phân vân và xúc động dữ dội khi bị tác động bởi những lời nói của nhũ mẫu và con trai, tuy vậy, Pê-nê-lốp vẫn hết sức kiên định, thận trọng.
2. Cuộc đấu trí giữa hai vợ chồng Uy-lít-xơ, gia đình đoàn tụ
– Pê-nê-lốp thử thách chồng một cách tế nhị, thông qua con trai.
→ Uy-lít-xơ nhận ra ý muốn thử thách của vợ “mỉm cười” chấp nhận.
– Pê-nê-lốp thử thách chồng bằng bí mật – chiếc giường cưới.
→ Uy-lít-xơ nói với con trai và cũng là nói với Pê-nê-lốp: một cách trầm tĩnh, cân nhắc, bàn với con cách xử trí bọn cầu hôn đã chết. Uy-lít-xơ đã vượt qua thử thách băng cách miêu tả cặn kẽ chiếc giường cưới.
– Pê-nê-lốp nhận ra chồng: vui mừng, hạnh phúc tột độ.
→ Uy-lít-xơ nhận lại vợ: vui mừng, khôn xiết, cảm xúc dạt dào.
3. Nhận xét về hai nhân vật chính
*Pê-nê-lốp
– Phép thử bí mật về chiếc giường cho thấy vẻ đẹp tuyệt vời về trí tuệ và tâm hồn, khát vọng bình yên, hạnh phúc, thủy chung của Pê-nê-lốp.
+ Vẻ đẹp trí tuệ: Chiếc giường qua những dấu hiệu riêng chỉ hai người biết với nhau là điều kiện nàng đưa ra để đảm bảo cho sự bền vững gia đình, giải tỏa nhiều mối nghi ngờ và củng cố tình cảm gia đình.
+ Vẻ đẹp tâm hồn: Khi đã gạt bỏ mọi nghi ngờ, nhận ra chồng, Pê-nê-lốp thể hiện tình cảm của mình bằng những hành động yêu thương, thể hiện nỗi khát khao mong chờ về một hạnh phúc bình yên khi mà ở đó có sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau.
*Uy-lít-xơ
– Sau khi đánh đuổi bọn cầu hôn, với bộ áo quần hành khất, chàng vẫn kiên nhẫn chờ đợi tình cảm của Pê-nê-lốp. Từ kiên nhẫn chờ đến tâm trạng lo âu dù chàng đã tắm rửa và thay bộ đồ mới nhưng vợ chàng vẫn chưa nhận chàng là chồng.
– Cuối cùng là tâm trạng cảm thông, trân trọng của Uy-lít-xơ. Cách ứng xử của chàng bộc lộ phẩm chất cao quý, nhẫn nại, bình tĩnh và tự tin. Đặc biệt là niềm tin mãnh liệt vào Pê-nê-lốp. Đây là phẩm chất trí tuệ cao quý của nhân vật.