/tmp/vfwzs.jpg Tóm tắt bài Vào phủ chúa Trịnh ngắn nhất - Giáo dục trung học Đồng Nai

Tóm tắt bài Vào phủ chúa Trịnh ngắn nhất


Tóm tắt bài Vào phủ chúa Trịnh

Với các mẫu Tóm tắt bài Vào phủ chúa Trịnh hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 11 hơn.

A/ Nội dung bài Vào phủ chúa Trịnh

Từ lâu cung đình của vua chúa được xem là nơi sang trọng, phần hoa bậc nhất của các vị vua, chúa. Có rất nhiều tác phẩm đã được ghi chép lại một trong số đó phải kể đến Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác. Bài tóm tắt vào phủ chúa Trịnh sẽ giúp hiểu hơn về nơi sang trọng bậc nhất của nhân gian và thái độ của nhân vật đối với quyền lực và địa vị trong xã hội lúc bấy giờ.

B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Vào phủ chúa Trịnh

Tóm tắt bài Vào phủ chúa Trịnh – mẫu 1

Sáng sớm tinh mơ ngày 1/2 tôi được lệnh là có thánh chỉ triệu tập về phủ chầu ngay lập tức. Tôi nhanh chóng chuẩn bị mũ áo chỉnh tề rồi được điệu đi trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Đi vào cửa sau vào phủ, nhìn quanh tôi thấy cây cối um tùm, chim hót líu lo, muôn hoa đua thắm. Vốn là con quan tôi thực không lạ với chốn phồn hoa nhưng khi bước chân vào phủ thì quả mới hay cảnh giàu sang của vua chúa khác dường nào. Qua mấy lần cửa, các hành lang dài miên man tôi được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là phòng trà. Đồ đạc trong phòng đều là những cổ vật quý giá chưa từng nhìn thấy, được sơn son thếp vàng. Lúc đó thánh thượng đang ngự phòng thuốc cùng các phi tần nên tôi không thể yết kiến. Tôi được hầu hạ bữa sáng với mâm vàng, sơn hào hải vị. Ăn xong tôi được đưa đến yết kiến ở Đông Cung và khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Tôi thấy bệnh thế tử là do nằm trong chốn màn che trướng rủ, ăn quá no, mặc quá ấm, lười vận động nên phủ tạng yếu đi, bệnh phát đã lâu… Sau một hồi suy nghĩ : sợ danh lợi ràng buộc không về núi được nhưng nghĩ lại còn chịu ơn nước nên cuối cùng đã kê đơn theo đúng bệnh. Sau đó tôi từ giã, lên cáng trở về kinh Trung Kiền để chờ thánh chỉ. Bạn bè ai ai trong kinh cũng đến thăm hỏi.

Xem thêm:  Câu hỏi bài Nhưng nó phải bằng hai mày chọn lọc

Tóm tắt bài Vào phủ chúa Trịnh – mẫu 2

Truyện xoay quanh nhân vật là Lê Hữu Trác, ông là một thầy lang giỏi được lệnh vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. “Vào phủ chúa Trịnh” là tác phẩm ghi lại cảm nhận của Lê Hữu Trác trước hiện thực về cảnh vật, con người từ khi triệu về kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Bức tranh hiện thực nơi phủ chúa hiện qua con mắt của Lê Hữu Trác rất xa hoa, tráng lệ nhưng tù túng và ngột ngạt. Để đi đến nơi ở của thế tử ông phải đi qua nhiều lần cửa, xung quanh được miêu tả là cây cối um tùm, hành lang quanh co, những căn phòng cao rộng, có nhiều đồ thếp vàng, màn gấm và nhiều thứ quý giá khác. Nhiệm vụ của ông là bắt mạch, tìm bệnh cho thế tử. Ông đưa ra chẩn đoán bệnh cho Trịnh Cán là do chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu, tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân xanh và tay chân gầy gò. Là một người thầy lương y có đạo đức, có tâm với nghề, không màng danh lợi nên sau khi kê đúng đơn thuốc, Lê Hữu Trác đã từ giã về quê chờ thánh chỉ.

Tóm tắt bài Vào phủ chúa Trịnh – mẫu 3

Nhân vật trong câu chuyện là Lê Hữu Trác, thầy lang giỏi. Ông có lệnh vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh, ông đi vào chốn phồn hoa, vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua nhiều lớp cửa ông cũng đến được nơi chúa ở, phòng chúa ở rất đặc biệt được sơn son thếp vàng, đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời, qua đó biết được khẩu vị của những bậc quyền quý. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho thế tử, nhận thấy bệnh của thế tử xuất phát từ chúa thường ở chốn màn che trướng phủ, ăn sướng, mặc ấm phủ tạng yếu, bệnh đã lâu nên trầm trọng. Vì nghĩ đến nước nhà, lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ. Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả coi thường danh lợi, địa vị.

Xem thêm:  Tóm tắt bài Chiếc lá cuối cùng ngắn nhất

Tóm tắt bài Vào phủ chúa Trịnh – mẫu 4

Vào sáng sớm tinh mơ ngày 1/2 tôi được lệnh là có thánh chỉ triệu tập về phủ chầu ngay lập tức. Tôi nhanh chóng chuẩn bị mũ áo chỉnh tề được điệu đi trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Đi vào cửa sau vào phủ, nhìn quanh tôi thấy cây cối um tùm, chim hót líu lo, muôn hoa đua thắm. Vốn là con quan tôi thực không lạ với chốn phồn hoa nhưng khi bước chân vào phủ thì quả mới hay cảnh giàu sang của vua chúa dường nào. Qua mấy lần cửa, các hành lang dài miên man tôi được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là phòng trà. Đồ đạc trong phòng đều được sơn son thếp vàng, là những cổ vật quý giá chưa từng nhìn thấy. Lúc đó thánh thượng đang ngự phòng thuốc cùng các phi tần nên tôi không thể yết kiến, và được hầu hạ bữa sáng với mâm vàng, sơn hào hải vị. Ăn xong tôi được đưa đến yết kiến ở Đông Cung và khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Người nằm trong chốn màn che trướng rủ, ăn quá no, mặc quá ấm, lười vận động nên phủ tạng yếu đi, bệnh phát đã lâu sau một hồi suy nghĩ vì sợ lợi danh ràng buộc không về được núi, nhưng nghĩ lại còn nợ ơn nước nên đã kê đơn theo đúng bệnh. Sau đó tôi từ giã lên cáng trở về kinh Trung Kiền để chờ thánh chỉ. Bạn bè ai ai trong cung cũng đến thăm hỏi.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều năm 2021

Tóm tắt bài Vào phủ chúa Trịnh – mẫu 5

Vào ngày đầu tiên của tháng 2, thầy lang Lê Hữu Trác được lệnh triệu tập vào phủ chúa để khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Mặc dù chỉ đi từ cửa sau của phủ chúa nhưng ông cũng thấy được mức độ xa hoa, giàu có như thế nào. Đồ đạc đều được sơn thếp vàng, đồ cổ quý giá nhiều vô kể, cả một căn nhà lớn lại là phòng trà, thực sự quá xa hoa. Cho dù cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa là vậy nhưng Lê Hữu Trác vẫn có thể nhận ra được bức tranh hiện thực ở nơi đây là rất tùng túng và ngột ngạt. Thế tử ở nơi trướng rủ màn che đến mức mà thầy lang phải đi qua mấy lớp cửa, vài hàng lang dài miên man mới có thể đến được nơi để thăm khám. Cũng bởi sống cuộc sống sung sướng như ở trong nơi nắng mưa chẳng tới đầu, ăn quá no, mặc quá ấm, lại thêm không chịu vận động nên mới khiến cho nội phủ mới yếu đi mà sinh ra bệnh. Lê Hữu Trác vốn là người không màng công danh, lợi lộc nên sau khi kê đúng đơn thuộc đã từ giã về quê đợi thành chỉ.

C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị

– Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được trích từ quyển Thượng kinh kí sự nói về việc Lê Hữu Trác tới kinh đô được dẫn và phủ Chúa để bắt mạch kê đơn cho Thế tử Trịnh Cán.

– Giá trị nội dung: Tác giả đã vẽ nên một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi của tác giả.

– Giá trị nghệ thuật: Thể hiện rõ đặc điểm của thể kí: quan sát, ghi chép những sự việc có thật cùng cảm xúc chân thực của bản thân trước những sự việc đó.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu