/tmp/gpozu.jpg
Với các mẫu Tóm tắt bài Trích diễm thi tập hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 10 hơn.
A/ Nội dung bài Trích diễm thi tập
Trích diễm thi tập cho thấy niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân, từ đó giúp chúng ta có thái độ trân trọng và yêu quý di sản văn học dân tộc.
B/ 3 mẫu Tóm tắt bài Trích diễm thi tập
Tóm tắt bài Trích diễm thi tập – mẫu 1
Trước hết tác giả nêu năm lí do khiến thơ văn không lưu truyền được hết ở đời: ít người am hiểu, danh sĩ bận rộn, thiếu người tâm huyết, chưa có lệnh vua, thời gian và binh hoả huỷ hoại. Tiếp theo tác giả nêu lên hai động cơ soạn sách. Thực trạng tình hình sách vở về thơ ca Việt Nam rất hiếm, người học làm thơ như Hoàng Đức Lương “chỉ trông vào thơ bách gia đời nhà Đường”. Nhu cầu bức thiết phải biên soạn sách Trích diễm thi tập bởi vì “một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản”. Quá trình biên soạn sách hết sức lớn lao, công phu và ý nghĩa, không phải ai muốn cũng làm được. Song, tác giả thể hiện thái độ hết sức khiêm tốn.
Tóm tắt bài Trích diễm thi tập – mẫu 2
Tựa “Trích diễm thi tập” là một bài tựa hay bởi sự kết hợp giữa việc trình bày, sự biểu cảm và lập luận chặt chẽ. Tác giả đã nhấn mạnh bốn nguyên nhân chủ quan (Ít người am hiểu; danh sĩ bận rộn; thiếu người tâm huyết; chưa có lệnh vua…) và nguyên nhân khách quan (thời gian và binh hoả ). Từ đó, tác giả nêu động cơ và quá trình hoàn thành bộ sách. Mặc dù là một công việc đòi hỏi nhiều tâm huyết nhưng tác giả tỏ ra rất khiêm tốn. Qua bài tựa, ta thấy được phần nào không khí thời đại, hiểu được tâm tư, tình cảm của tác giả đặc biệt tấm lòng trân trọng, tự hào của tác giả về di sản văn hoá do ông cha ta để lại.
Tóm tắt bài Trích diễm thi tập – mẫu 3
Năm 1497 trong phong trào Phục hưng nền văn hóa dân tộc sau chiến thắng chống quân Minh xâm lược, tác giả đã viết lời tựa cho tập “Trích diễm thi tập” . Bài tựa cho thấy niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân, từ đó giúp chúng ta có thái độ trân trọng và yêu quý di sản văn học dân tộc.
C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị
– Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1497 trong phong trào Phục hưng nền văn hóa dân tộc sau chiến thắng chống quân Minh xâm lược, tác giả đã viết lời tựa cho tập “Trích diễm thi tập”.
– Giá trị nội dung: Bài tựa cho thấy niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân, từ đó giúp chúng ta có thái độ trân trọng và yêu quý di sản văn học dân tộc.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Cách lập luận chặt chẽ, săc sảo.
+ Ngôn ngữ ngắn gọn, hành văn chân thực, tình cảm chân thành.
+ Sự kết hợp hài hòa giữa chất trữ tình và nghị luận.