/tmp/vnbcv.jpg
Với các mẫu Tóm tắt bài Tiếng nói của văn nghệ hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 9 hơn.
A/ Nội dung bài Tiếng nói của văn nghệ
Tiếng nói của văn nghệ đã nói lên những đặc trưng tiêu biểu và đề cao vai trò của văn nghệ trong đời sống con người.
B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Tiếng nói của văn nghệ
Tóm tắt bài Tiếng nói của văn nghệ – mẫu 1
Bài nghị luận “Tiếng nói của văn nghệ” là hệ thống luận điểm phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ. Không chỉ vậy, tác giả còn thông qua bài viết khẳng định sức mạnh lớn lao của văn nghệ đối với đời sống con người.
Tóm tắt bài Tiếng nói của văn nghệ – mẫu 2
Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ. Tác phẩm nghệ thuật được xây dựng từ những vật liệu mượn ở thực tại – không đơn thuần là ghi chép, sao chép thực tại ấy một cách máy móc mà thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Tác phẩm văn nghệ không chỉ là những lời lẽ suông, lý thuyết khô khan cứng nhắc mà nó còn chứa đựng tất cả tâm hồn tình cảm của người sáng tạo ra nó. Những buồn vui, yêu ghét, mộng mơ, những giây phút bồng bột của tuổi trẻ… Tất cả những điều đó mang đến cho người đọc bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như bình thường quen thuộc. Tiếng nói văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là hình ảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của nhân dân ta hiện nay. Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Nó có sức mạnh kì diệu, sức mạnh cảm hoá to lớn.
Tóm tắt bài Tiếng nói của văn nghệ – mẫu 3
Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến. Văn nghệ có khả năng cảm hoá, có sức lôi cuốn thật kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người qua những rung cảm sâu xa.
Tóm tắt bài Tiếng nói của văn nghệ – mẫu 4
Tiếng nói của văn nghệ được tác giả Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, tác giả đã tập trung vào 3 luận điểm:
– Văn nghệ phản ánh và thể hiện cuộc sống:
Văn nghệ nảy sinh từ chính cuộc sống con người. Nghệ sĩ đã sáng tạo ra cái đẹp vừa là nhiệm vụ vừa là thiên chức.
– Chức năng văn nghệ vô cùng tuyệt diệu:
Tiếng nói của văn nghệ chính là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm. Nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao cống hiến, tự hoàn thiện nhân cách và tâm hồn của con người. Văn nghệ đã mang đến những điều vô cùng kì diệu trong cuộc sống.
– Tiếng nói văn nghệ cũng là tiếng nói của tư tưởng:
Nghệ thuật thì chắc chắn không thiếu tư tưởng. Tư tưởng văn nghệ mang tính đặc thù và thể hiện một cách tinh tế. Tư tưởng cũng chính là nơi văn nghệ hướng đến.
Bài nghị luận “Tiếng nói của văn nghệ” là hệ thống luận điểm phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ. Không chỉ vậy, tác giả còn thông qua bài viết khẳng định sức mạnh lớn lao của văn nghệ đối với đời sống con người.
Tóm tắt bài Tiếng nói của văn nghệ – mẫu 5
Văn nghệ phản ánh và thể hiện cuộc sống. Văn nghệ nảy sinh từ chính cuộc sống con người. Nghệ sĩ đã sáng tạo ra cái đẹp vừa là nhiệm vụ vừa là thiên chức. Chức năng văn nghệ vô cùng tuyệt diệu: Tiếng nói của văn nghệ chính là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm. Nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao cống hiến, tự hoàn thiện nhân cách và tâm hồn của con người. Văn nghệ đã mang đến những điều vô cùng kì diệu trong cuộc sống. Tiếng nói văn nghệ cũng là tiếng nói của tư tưởng: Nghệ thuật thì chắc chắn không thiếu tư tưởng. Tư tưởng văn nghệ mang tính đặc thù và thể hiện một cách tinh tế. Tư tưởng cũng chính là nơi văn nghệ hướng đến.
C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị
– Hoàn cảnh sáng tác: “Tiếng nói của văn nghệ” được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học” (xuất bản năm 1956).
– Giá trị nội dung: Bài tiểu luận bàn về nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con người, giúp con người được sống phong phú hơn và tự nhiên hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình.
– Giá trị nghệ thuật: Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên. Lối viết giàu hình ảnh, sử dụng nhiều dẫn chứng thơ văn, dẫn chứng thực tế, khẳng định các ý kiến, nhận xét, tăng sức hấp dẫn cho bài viết.